Thường xuyên ngủ cạnh 'dế yêu' có hại sức khỏe, mắc bệnh K không

Điện thoại di động là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta vì những tính năng mà nó mang lại.

23:15 10/10/2023

Chẳng biết mọi người thế nào chứ với mình, việc xa rời 'dế yêu' là rất khó. Chỉ có trường hợp bất đắc dĩ lắm thì mình mới phải tạm xa nó một tí thôi. Thói quen của mình thường là, tối xem phim, lướt web rồi vứt điện thoại ngay bên cạnh để ngủ. Cũng có hôm thì đang xem mà buồn ngủ quá nên ngủ quên luôn, điện thoại rơi xuống giường, ngay bên cạnh. Sáng hôm sau thức giấc thì phải kiểm tra xem có tin nhắn hay thông báo gì không đã rồi lướt lướt một tẹo mới dậy. 

Mình có nghe rất nhiều thông tin nói rằng việc để điện thoại bên cạnh khi ngủ như thế là hại sức khỏe và có thể gây bệnh K nữa. Chồng mình cũng hay nhắc mà được mấy hôm xong lại đâu vào đấy. Mình nghĩ họ thiết kế ra cái điện thoại, nó có thể gây hại chứ chẳng đến mức bị ung thư đâu.

Vì vấn đề này, mình với chồng đã tranh luận mấy hôm rồi. Nay mình lên báo tìm hiểu để rõ thông tin, tối về còn cho 'ra ngô ra khoai' với chồng nè. Thông tin cụ thể, mình để bên dưới nha các mẹ. 

hình ảnh

Nhiều người có thói quen dùng điện thoại xong bỏ xuống giường rồi ngủ luôn. Ảnh minh họa, nguồn: Sina

Có phải 'ngủ chung' với điện thoại là sẽ bị K?

Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho hay: Điện thoại di động phát ra bức xạ. Bức xạ có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh K. Thế nhưng, bức xạ phát ra từ chiếc điện thoại của bạn không được coi là nguy hiểm. 

Lý do là vì, bức xạ ion hóa được phát ra từ tia X và random có thể làm tổn thương ADN, tăng khả năng xuất hiện khối u ác tính. Thế nhưng, Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết: Bức xạ phát ra từ điện thoại di động được coi là bức xạ tần số vô tuyến, không ion hóa. Điều đó có nghĩa là nó không gây tổn thương ADN. 

Vả lại, nó cũng không phải là nguồn bức xạ duy nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bức xạ tần số vô tuyến còn được phát ra từ tín hiệu của radio, TV, lò vi sóng, wifi...

Đến nay, người ta chưa có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định chắc chắn rằng việc đặt điện thoại di động dưới gối khi ngủ có làm tăng tỷ lệ mắc bệnh hiểm nghèo không. Nhiều phân tích tổng hợp lớn đã được thực hiện nhưng không có cái nào có thể tìm thấy mối quan hệ chắc chắn giữa điện thoại di động và tế bào K. Do đó, hiện tại không có bất kì lý do nào để tin rằng điện thoại gây K. 

hình ảnh

Bức xạ điện thoại có gây u không. Ảnh minh họa, nguồn: Bilibili

Mặc dù không gây ra bệnh hiểm nghèo nhưng việc đặt điện thoại bên cạnh khi ngủ lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khác. Cụ thể:

+ Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe do bức xạ:

Dù rằng các nhà khoa học nói rằng bức xạ mà điện thoại phát ra không đủ để gây K nhưng nó không đồng nghĩa với việc tốt cho sức khỏe. Điện thoại phát ra tín hiệu ở tần số khoảng 900 MHz. Vì thế, việc để điện thoại gần đầu trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng đau đầu, đau cơ và vô vàn các vấn đề sức khỏe khác. 

Mọi người thường có xu hướng để điện thoại gần mình trong lúc ngủ vì tiện. Thế nhưng, việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe cần đặt lên hàng đầu. Do đó, thói quen này cần thay đổi ngay. 

+ Ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ:

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Màn hình LED của điện thoại, máy tính bảng, TV... phát ra ánh sáng xanh có thể cản trở việc sản xuất hormone melatonin. Đây là chất có tác dụng kích thích giấc ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của chúng ta.

Một tiếng bíp hay âm thanh khác phát ra từ điện thoại cũng đủ khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn. Thử tưởng tượng, bạn đang mơ màng vào giấc ngủ thì có cuộc gọi hay thông báo email, tin nhắn tới. Lúc này bạn hầu như sẽ bị giật mình tỉnh giấc, có người ngủ lại được nhưng cũng có người thì không. Hơn nữa, chúng ta thường có xu hướng nghĩ về nội dung tin nhắn hay email được gửi tới nên theo bản năng sẽ mở ra xem. Điều này khiến não bộ lầm tưởng và thoát ra khỏi trạng thái nghỉ ngơi. Nói chung, dù thế nào bạn cũng bị gián đoạn giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ bị giảm đi. 

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy: Hơn 61% người tham gia khảo sát cho biết họ ngủ không ngon giấc và có mối tương quan giữa những người 'nghiện' điện thoại thông minh với ngủ không ngon giấc. Gần 69% số người có thói quen sử dụng điện thoại buổi tối trước khi ngủ cho biết: Họ rất khó ngủ, so với 57% những người sử dụng ở tần suất bình thường.

+ Cháy gối, dễ mời 'bà hỏa' ghé thăm:

Đã có không ít sự việc thương tâm liên quan tới việc 'ngủ chung' với chiếc điện thoại rồi. Điển hình như vụ một thiếu nữ thức dậy và ngửi thấy mùi khét. Tấm ga trải giường và nệm bị cháy xém và nguyên nhân chính là chiếc điện thoại ở dưới gối của cô. Hầu hết, pin điện thoại đều hiển thị cảnh báo nguy cơ hỏa hoạn nếu để dưới bộ đồ giường. Do đó, tốt nhất là bạn nên tắt điện thoại và để xa giường ngủ.

Tags:
Có phải kiêng rau muống sau khi phẫu thuật, xăm mày môi không: Đáp án bất ngờ từ chuyên gia

Có phải kiêng rau muống sau khi phẫu thuật, xăm mày môi không: Đáp án bất ngờ từ chuyên gia

Mình vừa đi phẫu thuật thẩm mỹ về, thấy mọi người ai cũng khuyên là nên kiêng rau muống, đừng dại mà ăn.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất