Khung giờ giật mình tỉnh giấc khi đang ngủ cảnh báo tình trạng sức khỏe: Có thể gan, phổi, mật đã tổn thương
Việc chúng ta đang ngủ mà tỉnh giấc giữa đêm không phải là điều gì quá mới mẻ.
23:14 10/10/2023
Bởi, bạn có thể giật mình tỉnh giấc vì một tiếng động nào đó, vì ngủ mơ hay đơn giản hơn là buồn… đi vệ sinh. Tuy nhiên, những điều này thường rất khó xảy ra cùng vào một khung giờ nhất định. Do đó, nếu bạn thường xuyên giật mình tỉnh giấc vào một khung giờ mỗi ngày thì nên chú ý đi khám sức khỏe. Bởi, đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bị bệnh.
Bản thân mình đã từng trải qua rồi. Cách đây hơn nửa năm, suốt gần 1 tháng trời, hôm nào mình cũng bị giật mình tỉnh giấc vào lúc 2 giờ sáng. Mấy hôm đầu tiên thì mình không để ý, sau cứ dậy đúng vào khung giờ đó nên lại ngỡ là quen giấc. Trong khi đó, đây đáng lẽ là khung giờ mà đang ngủ ngon mới đúng.
Sau đúng 1 tuần, mình thành mắt gấu trúc luôn á các mẹ. Tại sau khi tỉnh giấc cái là mình mãi mới vào giấc lại được nên thành ra thiếu ngủ. Chị Huế - người chị nổi tiếng là có kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe ở công ty mình thấy thế nên mới hỏi. Nghe mình kể xong, chị bảo mình nên đi khám đi, vì có khi sức khỏe có vấn đề, đặc biệt là ở gan ấy.
Mình nghe lời chị đi khám thì đúng là gan có vấn đề thật các mẹ ạ. Sau đó, mình đọc thêm thông tin trên báo nữa thì mới biết rằng: việc thường xuyên tỉnh giấc vào một khung giờ mỗi đêm là ‘điềm báo’ của sức khỏe đó.
Hay tỉnh giấc vào 1 - 3 giờ sáng coi chừng gan gặp vấn đề. Ảnh minh họa, nguồn: Health
Tỉnh giấc vào 1 – 3 giờ sáng: Gan bị tổn thương
Từ 1 – 3 giờ sáng là thời điểm mà cơ thể đang thực hiện chức năng tự làm sạch, loại bỏ các chất thải từ máu và các mô khác ra khỏi cơ thể. Thế nhưng nếu đêm nào bạn cũng tỉnh vào thời gian này thì khả năng cao gan của bạn đang quá tải.
Khi con người ở trạng thái ngủ, lượng máu trong gan sẽ tăng lên. Điều này vừa giúp gan thải độc nhanh hơn mà còn tăng cường khả năng tái tạo, phục hồi tổn thương của tế bào gan. Nếu gan không được nghỉ ngơi đầy đủ, lượng máu cung cấp đến gan không đủ khiến tế bào gan không được hồi phục hoàn toàn.
Từ 3 – 5 giờ sáng hay tỉnh giấc: Khả năng phổi bị suy yếu
Phổi có chức năng troa đổi khí, mang oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và CO2 từ động mạch phổi ra ngoài. Nếu bạn hay tỉnh dậy vào khung giờ này kèm triệu chứng như ho, hắt hơi, nghẹt mũi thì khả năng cao là lá phổi của bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng rồi. Lúc này, cần đi khám để biết rõ vấn đề và khắc phục ngay.
Khi phổi bị tổn thương thường có biểu hiện ra bên ngoài như: Tóc đổi màu, hay bị viêm nghẹt mũi, lỗ chân lông to, ngón tay sưng phù, lòng bàn tay dày, bị ho, viêm họng, đi tiểu ít, hay táo bón, ho nhiều về đêm…
Hãy để ý khung giờ bạn hay bị tỉnh giấc vì nó là câu trả lời cho sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa, nguồn: Health
Tỉnh giấc vào 21 – 23 giờ: Tuyến giáp có vấn đề
Đây là khung giờ có liên quan tới hệ thống nội tiết, tuyến giáp và bạch huyết. Các hệ thống này thường hoạt động mạnh mẽ hơn trong khung giờ từ 21 – 23 giờ đêm. Vì thế, nếu bạn hay tỉnh dậy kèm triệu chứng mất sức, mất cân bằng hormone thì nên kiểm tra xem các hệ thống này có vấn đề gì không, nhất là tuyến giáp. Bởi một số bệnh như cường giáp, bướu cổ hay K tuyến giáp đều ‘không phải chuyện đùa’.
Hay tỉnh giấc vào 23 – 1 giờ sáng: Gặp vấn đề với túi mật
Khung giờ này là lúc mà mật tiến hành sửa chữa và phục hồi những tổn thương. Vì thế, vào thời gian này, mật sẽ tiến hành tự sửa chữa tế bào bị hư hỏng, đồng thời tái tạo các tế bào mới. Việc bạn thường xuyên thức dậy vào khung giờ này thường xuyên sẽ khiến quá trình này bị ảnh hưởng. Và nó cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng túi mật đang gặp rắc rối, cần đi khám để giải quyết ngay.
Sau Trung Thu tới Tết năm 2025: 5 tuổi Thần Phật ban lộc, cầu gì được nấy, sớm có tiền tỷ trong tay
Tử vi cho biết những người tuổi Mùi là con giáp may mắn trong 2 năm tới đây.