Khăn tắm 3 ngày không giặt bẩn đến mức nào: Đến chuyên gia còn 'rùng mình', nhiều người vẫn mặc kệ

Ôi, mình vừa đọc được thông tin về chiếc khăn tắm trên báo mà thấy hoang mang, lo lắng quá các mẹ ạ.

23:09 10/10/2023

Chuyện là bình thường mình dùng khăn tắm xong thì hay móc vào cho nó khô thôi, hôm sau dùng tiếp. Khoảng 3 - 4 ngày thì mình mới bỏ vào máy giặt chung với quần áo vì nhà mình ít người nên quần áo cũng chừng ấy ngày mới đủ để giặt. Thế nhưng mà có lẽ từ hôm nay trở đi phải từ bỏ ngay thói quen này thôi. 

Thông tin mình thấy tờ Gia đình Việt Nam đưa tin rằng: Khăn tắm nếu 3 ngày không giặt thì lượng vi khuẩn sinh sôi nhiều như trong bồn cầu. Quả thực là một ví dụ gây choáng. 

Dưới đây là thông tin mà mình tìm hiểu được kết hợp ở cả những tờ báo khác như VTC, Thanh Niên... nha các mẹ. 

hình ảnh

Khăn tắm thực ra bẩn lắm các mẹ. Ảnh minh họa, nguồn: getsilka

Khăn tắm 3 ngày không giặt bẩn như thế nào?

Nhiều người nghĩ rằng, khăn tắm chỉ là thứ để lau nước sạch còn sót lại trên người thôi, nên không cần phải lo lắng. Thế nhưng, nếu lười giặt khăn tắm chẳng khác nào rước cả 'núi' vi khuẩn vào người. Đây là đánh giá của GS. BS. Philip Tierno (Đại học dược New York). Theo đó, những vi khuẩn còn lại trên cơ thể người sẽ bám vào khăn tắm của bạn khi bạn lau và làm ổ tại đó. Sau đó, chúng bắt đầu sinh sôi nảy nở. 

GS. Chuck Gerba (Đại học Arizona) nhận định: Vi khuẩn sẽ càng ngày càng nhiều theo thời gian và theo những lần bạn sử dụng mỗi ngày. Một nghiên cứu do vị giáo sư này dẫn dắt đã cho thấy: Khăn lau tay qua sử dụng có nhiều vi khuẩn coliform gấp 1000 lần những chiếc khăn mới mua. Vi khuẩn thích nơi ẩm, tối. Do đó, chúng sẽ phát triển rất mạnh mẽ trong môi trường phòng tắm vốn có cả hai yếu tố này. Thậm chí, ông còn cho rằng: Khăn tắm là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà tắm chứ không chỉ riêng bồn cầu. 

TS. Charles Gerba (Đại học Arizona) cùng nhóm nghiên cứu của mình đã phát hiện thấy gần 90% những chiếc khăn tắm bị nhiễm vi khuẩn coliform. Đây là loại trực khuẩn đường ruột rất nguy hiểm. Điều đáng nói là 14% trong số đó chứa vi khuẩn E.Coli. Một số trường hợp, tiến sĩ này còn phát hiện ra dấu vết của salmonella. 

'Xin thứ lỗi chứ thực ra tôi đã muốn buồn nôn khi nghĩ tới thứ mình dùng để lau khô cơ thể, tưởng như rất sạch lại chứa đầy vi trùng', TS. Gerba nói.

Có thể nói, khăn tắm là nơi trú ngụ hoàn hảo của vi khuẩn vì mỗi lần sử dụng, chúng ta chuyển đám vi khuẩn tự nhiên trên da lên bề mặt khăn cùng với vô số loại vi khuẩn khác chúng ta mang theo trên người. Nói cách khác, khăn tắm duy trì độ ẩm trong một khoảng thời gian nhất định sau khi được dùng để lau khô cơ thể. Do đó, nó là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

hình ảnh

Đến các chuyên gia cũng phải 'ngại' khi nói về độ bẩn của nó. Ảnh minh họa, nguồn: TTOL

Việc dùng khăn tắm chứa nhiều vi khuẩn có thể gây ra những hệ lụy gì?

+ Gây tổn thương thị lực:

Staphylococcus vàng là một loại vi khuẩn da phổ biến. Nó có thể gây nhiễm trùng da, viêm phổi và các bệnh khác. Song, nếu nó xâm nhập vào máu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều.

Một nghiên cứu lâm sàng ở Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng: 10% trường hợp nhiễm Staphylococcus có thể lây lan từ máu vào nhãn cầu. Sau đó, nó làm giảm thị lực và có thể dẫn tới mù lòa.

+ Gây bệnh về da: 

Tất nhiên rồi, chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề ngoài da hơn bạn tưởng. Vi trùng trong khăn tắm dễ làm tăng nguy cơ bị dị ứng da, viêm nang lông, rụng tóc. Nếu có vết thương, nó dễ khiến da bạn bị viêm và mưng mủ. 

+ Nhiễm vi khuẩn kháng thuốc, tăng nguy cơ qua đời:

Đây là điều nguy hiểm nhất mà bạn có thể gặp phải nếu cứ cố tình dùng những chiếc khăn tắm bẩn. Vi khuẩn kháng kháng sinh là vi khuẩn có khả năng kháng một hoặc nhiều loại kháng sinh. Chúng có thể lây lan qua tiếp xúc hoặc sử dụng vật dụng chung. WHO từng cảnh báo vào cuối năm 2022 rằng: Vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Nó có thể gây nhiễm trùng máu và gây nguy hiểm tới sự sống. Và đương nhiên, những siêu vi khuẩn này hoàn toàn có thể xuất hiện trên chiếc khăn tắm của bạn. 

Tags:
Tại sao người bán cá hay dùng túi màu đen để đựng, đi chợ lâu năm mà không biết thì sẽ bị thiệt

Tại sao người bán cá hay dùng túi màu đen để đựng, đi chợ lâu năm mà không biết thì sẽ bị thiệt

Ngày nay khi ra chợ dân sinh ở đâu bạn cũng sẽ gặp những chiếc túi nilon để đựng thực cho tiện.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất