Thầy giáo 31 tuổi bị K gan, bác sĩ tìm ra sai lầm trong ăn sáng mà rất nhiều người đang có
K gan là một trong những loại K nguy hiểm đầu bảng và cũng đứng trong top 1 số người mắc K ở Việt Nam.
23:13 12/11/2023
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này có rất nhiều, trong đó thói quen ăn uống không lành mạnh chính là 1 trong những nguyên nhân rất nhiều người gặp phải các mẹ ạ.
Mới đây mình còn đọc báo thấy trường hợp 1 thầy giáo mới 31 tuổi đã mắc K gan, nguyên nhân nghi ngờ có liên quan tới thói quen ăn sáng thiếu lành mạnh đấy. Mọi người nên đọc để rút kinh nghiệm nha.
K gan là bệnh nguy hiểm và có rất nhiều người mắc phải. Ảnh minh họa/Nguồn: Sohu
Thầy giáo 31 tuổi bị K gan do ăn loại thực phẩm nhiều người vẫn dùng mỗi sáng
Thầy giáo trong câu chuyện này là anh Lý Cường (31 tuổi) hiện đang là giáo viên dạy Toán ở một trường trung học cơ sở ở Thâm Quyến, Trung Quốc.
Do bận rộn với công việc, nên anh Cường thường xuyên phải thức khuya để chuẩn bị giáo án. Và mỗi khi đói anh thường ăn mì gói hoặc bánh bao hấp và dưa chua để no bụng, tiếp tục làm việc.
Cho đến 3 năm trước, anh Cường được chẩn đoán bị xơ gan, nguyên nhân được nghi ngờ do những thói quen ăn uống không lành mạnh này mà ra.
Sau khi được các đồng nghiệp khuyên nên thay đổi chế độ sinh hoạt, bởi nếu thức đêm thường xuyên như vậy sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là rất hại gan, anh Cường đã đi ngủ sớm hơn và hạn chế ăn các loại đồ ăn trên.
Vậy nhưng gần đây, anh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Nhưng vì nghĩ rằng chắc do bụng dạ yếu nên anh cũng không để ý nhiều.
Cho đến khi tình trạng này ngày càng nặng hơn, anh mới đến bệnh viện kiểm tra thì kết quả cho thấy, bệnh xơ gan của mình đã phát triển thành K gan và tế bào ung thư trong cơ thể đã di căn.
Khi nhận được tin 'sét đánh' này, anh Cường vô cùng sức sốt, bối rối hỏi bác sĩ tại sao mình vẫn mắc căn bệnh quái ác này trong khi đã điều chỉnh chế độ sinh hoạt trong suốt 3 năm nay.
Sau khi tìm hiểu các thói quen sinh hoạt của anh Cường, bác sĩ mới phát hiện ra rằng, để tiết kiệm thời gian vào buổi sáng, anh Cường thường chuẩn bị bữa sáng vào tối hôm trước và cho vào tủ lạnh. Đến, sáng hôm sau anh chỉ cần hâm nóng đồ ăn và mang đi ăn là xong.
Thế nhưng bác sĩ cảnh báo, bữa ăn qua đêm như vậy rất dễ sinh ra các độc tố gây hại cho cơ thể con người.
Cụ thể là việc để thức ăn trong tủ lạnh lâu ngày sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn và nitrit có hại cho sức khỏe.
Trong khi lá gan của anh Cường vốn không được khỏe mạnh và đang mang bệnh, vì vậy chất nitrit có thể gây hại trực tiếp cho gan, không chỉ làm tăng khối lượng công việc của gan mà còn gây suy giảm chức năng gan và gây K gan.
Thầy giáo mới 31 tuổi đã mắc K gan từ thói quen ăn sáng không đúng cách. Ảnh minh họa/Nguồn: QQ
Các triệu chứng của K gan theo cảnh báo của bác sĩ bao gồm:
Vàng da: Đây là triệu chứng của tình trạng chức năng gan suy giảm. Khi các chức năng gan suy giảm sẽ dẫn tới hiện tượng bilirubin (sắc tố mật) tăng đột ngột trong máu khiến cho sắc tố da thay đổi.
Vì vậy, vàng da có thể là triệu chứng đầu tiên của K gan và thường thấy của nhiều căn bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, rối loạn chức năng gan.
Sụt cân nhanh đột ngột: Khi tế bào K đi vào gan sẽ khiến bộ phận này bị suy yếu, khiến nó không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nên tạo thành cảm giác ăn uống không ngon miệng, bụng đầy trướng, lạo lực, không hấp thụ chất dinh dưỡng, ngấy đồ dầu mỡ. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh thường bị sụt cân rất nhanh.
Ngứa da: Khi chức năng gan suy giảm khiến cho bilirubin trong cơ thể tăng cao gây ngứa da. Vì vậy, khi thấy cơ thể bị ngứa ngáy khó chịu ở mức độ nhiều, thì đây có thể là triệu chứng K gan.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Thường xuyên mất ngủ, dễ thức giấc giữa đêm, chất lượng giấc ngủ kém; Xuất hiện các nốt đỏ, mảng ở lòng bàn tay; Tăng mụn trứng cá trên khuôn mặt, làn da xỉn màu; Tay chân mềm nhũn, cơ thể suy nhược, sau khi nghỉ ngơi vẫn thấy mệt mỏi; Da mặt tiết nhiều dầu, tóc dễ rụng...
Để phòng tránh K gan, hãy bắt đầu từ bữa ăn hằng ngày như sau:
- Cần duy trì chế độ ăn nên nhạt và ít dầu mỡ, chú ý ăn phối hợp giữa thịt và rau, tránh để đói hoặc quá no, ăn ít thực phẩm chiên xào, ít đồ ngọt, tránh xa t.h.uốc lá, rượu bia.
- Không nên ăn các thực phẩm bị hư hỏng hoặc mốc: Lý do vì thực phẩm bị mốc, hỏng sẽ sinh ra độc tố aflatoxin. Đây là chất sẽ gây tổn thương trực tiếp nhất đến gan và làm tăng nguy cơ K gan.
- Nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, tập ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
- Kiểm soát cân nặng: Có rất nhiều căn bệnh UT liên quan đến béo phì như K thực quản, ruột kết, dạ dày, trực tràng, thận, gan mật tụy, nội mạc tử cung, tuyến giáp, màng não, buồng trứng, vú… Do đó, việc kiểm soát cân nặng là vô cùng cần thiết.
Như vậy mọi người cũng đã thấy, thói quen ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt đây còn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư nếu duy trì thói quen không lành mạnh như câu chuyện báo chí vừa chia sẻ ở trên đó ạ.
Tập thể dục là cách phòng bệnh 0 đồng nhưng có 7 người tuyệt đối đừng làm
Tập thể dục như đi bộ, chạy bộ... là những bộ môn thể thao không tốn kém, có thể thực hiện ở bất kỳ nơi đâu.