Nên ngừng sử dụng điện thoại bao lâu trước khi ngủ mới đúng: Chuyên gia giải đáp
Trong thời buổi công nghệ như hiện nay thì việc sở hữu những chiếc điện thoại thông minh là điều không hề khó.
22:54 12/11/2023
Và chúng ta cũng có thói quen 'khư khư' chiếc điện thoại trên tay. Không chỉ dùng ban ngày mà chúng ta còn dùng cả ban đêm nữa.
Như mình là dùng điện thoại bất chấp luôn. Xong thì là hôm nào dậy cũng uể oải, mệt mỏi mà khó vào giấc cực nhé. Hồi trước mình cứ nghĩ mình bị sao, đến sau thì mới biết là do sử dụng điện thoại trước khi ngủ đấy các mẹ. Nhưng mà mình lại không biết là nên ngừng sử dụng trước khi đi ngủ bao lâu là tốt cho sức khỏe ý các mẹ.
Nay mình đọc được thông tin trên báo do các chuyên gia giải đáp rồi. Các mẹ ai mà còn có thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ thì nên lưu ý nha.
Dùng điện thoại trước khi ngủ là thói quen nhiều người có. Ảnh minh họa, nguồn: health
Nên tắt màn hình, ngừng sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ bao lâu?
Theo các chuyên gia, chất lượng giấc ngủ đã được chứng minh là ảnh hưởng đến hiệu quả và tinh thần của một người. Những người bị mất ngủ thì khả năng tập trung và sự chú ý kém hơn. Tình trạng này khiến bạn bị mệt mỏi, phản xạ chậm và có tác động không tốt tơi sự phát triển trí não những ngày sau đó.
Mọi người nên ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm để cho não có thời gian nghỉ ngơi, loại bỏ các protein độc hại tích tụ vào ban ngày.
Các chuyên gia cho biết: Chất lượng giấc ngủ có nguy cơ giảm sút nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, ipad và máy tính trước khi đi ngủ. Mọi người nên tắt tất cả các thiết bị điện tử và màn hình ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ. Điều này giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Ths. BS Hoàng Đình Hữu Hạnh (Đơn vị rối loạn giấc ngủ - khoa Thăm dò chức năng hô hấp, BV Đại học Y Dược TP. HCM) cho hay: Trước khi ngủ, bạn có thể ngâm chân bằng nước ấm, không nên dùng điện thoại di động trong vòng 1 giờ trước khi ngủ. Đồng thời, bạn cũng không nên xem các chương trình truyền hình hoặc bộ phim gây cảm giác sợ hãi.
Nhà tâm lý học Richard Wiseman (ĐH Hertfordshire, Anh) cũng đã có những nhận định liên quan tới vấn đề này. Theo đó, ông đã tiến hành thăm dò ý kiến của hơn 2.000 người lớn về thói quen ban đêm. Kết quả cho thấy: 59% người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm. Tỷ lệ này trong cuộc thăm dò được thực hiện cách đây 1 năm là 39%.
Nên tắt điện thoại trước khi ngủ từ 1 - 2 tiếng. Ảnh minh họa, nguồn: health
Cuộc thăm dò này cũng cho thấy: 79% người sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, thiết bị điện tử trong 1 - 2 giờ trước khi ngủ. Con số này tăng 20% so với khảo sát trước đây.
GS. Wiseman cho biết: Đây là một sự gia tăng rất lớn và đáng lo ngại. Việc ngủ ít hơn 7 tiếng/đêm sẽ gây ra một loạt vấn đề về sức khỏe, trong đó có đái tháo đường và ung thư.
Các chuyên gia cho rằng: Sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ người ngủ không đủ giấc xuất phát từ việc sử dụng smartphone, máy tính bảng và các thiết bị khác trong 1 - 2 giờ trên giường trước khi ngủ. GS. Wiseman cho hay: Ánh sáng xanh từ các thiết bị này ngăn chặn việc sản xuất hormone melatonin giúp ngủ ngon. Điều này dẫn tới sự khó khăn để đi vào giấc ngủ.
Do đó, ông khuyến cáo: nên để điện thoại thông minh, máy tính bảng xa nơi ngủ. Đặc biệt nên tránh sử dụng chúng trong 2 giờ trước khi ngủ.
Có thể nói, thói quen xem điện thoại trước khi ngủ chẳng khác nào 'tàn phá' sức khỏe của chính mình mà không hề hay biết. Khi nằm lướt điện thoại, ánh sáng xanh sẽ kích thích võng mạc khiến mắt dễ bị khô và mỏi mắt hơn. Do đó, thị lực của bạn sẽ giảm sút nhanh chóng. Thậm chí, mắt bị áp lực kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị bong võng mạc, tổn thương võng mạc dẫn tới mù lòa vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, tác hại do ánh sáng xanh của điện thoại còn làm tăng nguy cơ trầm cảm. Điều này đã được khoa học chứng minh. Ngoài ra, các bước sóng ngắn và tia bức xạ phát ra từ màn hình điện thoại còn gây mất cân bằng khiến da mặt láo hóa nhanh.
Hơ miếng cọ sắt trên lửa, mẹo hay nhưng nhiều nhà không biết, bỏ túi ngay để tiết kiệm một khoản tiền
Chỉ vài thao tác đơn giản, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền.