Các chuyên gia cảnh báo: 'Đóng gói thực phẩm bằng túi nylon dễ sinh độc tố botulinum'
Dạo gần đây nghe nói đến các vụ ngộ độc botulinum chắc ai cũng sợ đúng không bà con.
13:35 12/11/2023
Một loại chất gây ngộ độc nghiêm trọng, cần đến thuốc giải cực hiếm mới giải được, nhưng nguy cơ của nó lại lẩn khuất ngoài kia, chẳng biết làm cách nào để đảm bảo sẽ không bị nhiễm cả.
Mấy hôm nay, mình lên báo cũng thường xuyên theo dõi về các thông tin liên quan đến vấn đề này, botulinum có thể có trong những thực phẩm nào và chúng ta nên làm gì để tránh nguy cơ ngộ độc là một trong những điều vô cùng quan trọng mà mình nghĩ tất cả mọi người nên quan tâm lúc này.
Mình vừa lên báo đọc thì thấy có bài đăng về nội dung 'Đóng gói thực phẩm bằng túi nylon dễ sinh độc tố botulinum'. Đây là các phân tích của chuyên gia để giúp mọi người cẩn thận hơn trong cuộc sống hàng ngày. Mình chia sẻ lại ở đây cho bà con cùng tham khảo nha.
Ngộ độc Botulinum thường rất nghiêm trọng, ảnh: DT
Ngày 28/5, TS.BS Nguyễn Trung , Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Ngộ độc thực phẩm do botulinum là loại ngộ độc kinh điển trong y văn nhưng trên thực tế xảy ra không thường xuyên. Botulinum là một trong những độc tố mạnh nhất được nhân loại ghi nhận, sinh ra từ vi khuẩn kỵ khí C. botulinum. Bệnh viện Bạch Mai và nhiều cơ sở y tế trước đây chưa chính thức ghi nhận trường hợp nào cho tới năm 2020, khi chùm ca ngộ độc do ăn pate chay được phát hiện, từ đó thầy thuốc biết và lưu ý loại bệnh này.
Gần đây, có tới 5 người ở TP Thủ Đức bị ngộ độc botulinum sau ăn giò lụa bán dạo và một người sau khi ăn mắm. Trong khi bệnh này cần có thuốc giải độc ngay (trong 72 giờ kể từ khi bị ngộ độc) thế nhưng Việt Nam chỉ còn hai lọ thuốc giải độc BAT. Hai lọ này được truyền cho ba em bé. Ba người còn lại chỉ có thể điều trị hỗ trợ triệu chứng. Một tuần sau, người ăn mắm đã 'trút hơi thở cuối cùng' trước khi được truyền thuốc giải độc (do Tổ chức Y tế Thế giới tài trợ); hai người còn lại do bị quá "thời gian vàng" truyền thuốc giải nên xảy ra tình trạng liệt cơ gần như hoàn toàn.
Đáng nói là chỉ 2 tháng trước đó, 10 người ở Quảng Nam đã bị ngộ độc sau khi ăn cá chép muối chua, một người không qua khỏi trong thời gian đầu nhập viện. Thời điểm đó Chợ Rẫy còn 5 lọ thuốc giải nên đã gấp rút chuyển đến cứu người.
Botulinum thích môi trường yếm khí, ảnh: LDS
Nói về việc tại sao gần đây lại phát hiện ngộ độc botulinum nhiều hơn, các bác sĩ cho rằng, ngoài việc các phương pháp chuẩn đoán có nhiều tiến bộ thì sự thay đổi trong thói quen ăn uống, chế biến thực phẩm (so với truyền thống trước kia) cũng có thể gây ngộ độc nhiều hơn. Ví dụ, ngày xưa gói giò chả bằng lá chuối thoáng khí, nay thay bằng túi nylon, bọc kín, hút chân không để bảo quản lâu ngày, vô tình tạo môi trường yếm khí là điều kiện lý tưởng để sinh độc tố.
Thêm nữa, nếu như trước đây, mọi người chế biến món ăn tươi sống và dùng trong ngày, ít nguy cơ ngộ độc. Thì ngày nay cuộc sống hiện đại, đồ ăn sẵn bán nhiều, thực phẩm tích trữ lâu ngày trong tủ lạnh, nếu khâu chế biến, bảo quản không an toàn, nguy cơ ngộ độc rất cao.
Bất cứ ai và khi nào đều có thể nhiễm độc tố botulinum, xảy ra khi ăn uống, qua vết thương hở. Tùy theo độc lực mạnh hay yếu, bệnh nhân có thời gian hồi phục lâu hay nhanh,khả năng bị nhiễm độc botulinum có thể "hên xui" tùy cá nhân và tình huống.
Người bệnh đang được điều trị, ảnh: VTV
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân cẩn trọng trong ăn uống, chế biến thực phẩm. Giữ môi trường sạch, tránh bụi bẩn. Không đóng kín thức ăn nếu không có kiến thức và kỹ thuật tốt. Biện pháp khác là tạo độ chua hay độ mặn trên 5%, 5 g muối/100 g thức ăn để vi khuẩn không có điều kiện phát triển.
Mọi thức ăn nên nấu ở 100 độ trong vòng 10 đến 15 phút để hạn chế ngộ độc. Khi sử dụng thức ăn, cần xem kỹ hạn dùng. Đặc tính của botulinum, là sinh ra khí và làm móp méo các đồ ăn. Do đó, nếu nhận thấy thực phẩm không còn mùi vị tự nhiên, vỏ đựng phồng, biến dạng thì không nên ăn dù vẫn còn hạn sử dụng.
Nói chung, mọi người cần hiểu rằng: Ở điều kiện bình thường, vi khuẩn botulinum không thể tồn tại, nhưng nó có thể thích nghi và tạo ra các bào tử, tức vỏ bọc để vi khuẩn ngủ đông. Khi gặp môi trường yếm khí (không có không khí), C. botulinum sẽ tái hoạt, phá vỏ bao bào tử để sản sinh ra chất độc gọi là botulinum. Như vậy, khả năng bạn bị nhiễm vi khuẩn này ở khắp mọi nơi, mọi lúc.
Chồng say xỉn bỏ nhầm cuộn giấy vệ sinh trong tủ lạnh, sáng hôm sau điều kỳ diệu xảy ra
Sáng hôm sau hí hửng mở tủ lạnh ra kiểm tra, quả nhiên mùi hôi khó chịu đã biến mất hoàn toàn khiến tôi không khỏi kinh ngạc.