Luộc thịt, hầm xương thấy bọt nổi lên, nên bỏ hay giữ: Nhiều người thường làm sai
Cứ mỗi lần luộc thịt hay hầm xương xong, thấy lớp bọt nổi lên bề mặt em lại thắc mắc rằng mình có nhất thiết phải bỏ nó đi không?
23:03 04/11/2023
Bởi có người cho rằng đó là chất chặn bẩn hoặc hóa chất còn sót lại trên miếng thịt hoặc xương nên mới nổi lên, số khác lại cho rằng đó là tập hợp các chất dinh dưỡng, mình bỏ đi chỉ phí của trời. Vậy thực hư là nên bỏ hay giữ lớp bọt này?
Theo bài đăng trên trang Xe và Thể thao em đọc được, thực chất lớp bọt nổi lên xuất phát từ miếng thịt và thành phần chính của thịt là protein, chất béo cùng với một số chất khác như nước, carbonhydrate... Thế nên khi luộc thịt hoặc hầm xương, các chất này sẽ hòa cùng với lượng máu thừa cùng bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt miếng thịt gây nên hiện tượng bọt trắng.
Ảnh: Hầm xương hay luộc thịt, bao giờ chúng ta cũng thấy lớp bọt trắng nổi lên. Nguồn: Xe và Thể thao.
Đọc đến đây, chắc chắn các chị em vẫn còn hoang mang liệu mình nên vớt bọt hay là bỏ đi? Các chuyên gia cho rằng vì lớp bọt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng protein, tuy có sót lại chút bụi bẩn và máu thừa nhưng nó không đáng kể.
Vậy nên việc bỏ hay giữ lớp bọt này đều không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng của miếng thịt luộc hay nồi xương hầm cũng như sức khỏe của mọi người. Nếu như quá trình sơ chế, chị em đảm bảo mình đã làm sạch kỹ lưỡng thì không cần thiết phải bỏ lớp bọt này đi. Ngược lại, nếu chưa chắc chắn quá trình sơ chế mình đã làm sạch thì muốn giữ vệ sinh và để món ăn trông ngon mắt, chị em nên vớt bỏ chúng đi.
Trong trường hợp sơ ý lỡ đánh mạnh tay lớp bọt này thì chúng sẽ biến mất nhưng lại khiến nước luộc thịt hoặc hầm xương bị đục, trông mất thẩm mỹ, đây mới chính là lý do các bà nội trợ hay truyền tai nhau phải vớt lớp bọt nổi lên là vậy, chứ hoàn toàn không phải do hóa chất tồn dư mà như thế đâu ạ.
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bên cạnh việc rửa sạch thịt hoặc xương sau khi mua về, chị em nên rửa thêm bằng nước muối loãng hoặc khử mùi bằng rượu. Đừng vì nghĩ lúc nào thịt hoặc xương cũng bẩn nên chần sơ qua bằng nước sôi, như thế sẽ làm hao hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Để tránh làm đục nước luộc thịt hoặc hầm xương, bên cạnh việc sơ chế kỹ lưỡng, chị em nên chú ý 3 KHÔNG:
1. Cho hành lá và gừng vào cùng với nồi hầm xương
Nhiều chị em cứ nghĩ rằng cho hỗn hợp này vào sẽ giúp nồi hầm xương thơm ngọt hơn, nhưng không phải như vậy, thay vào đó trước khi cho xương vào, chị em nên chuẩn bị nồi nước đun sôi rồi cho hành lá và gừng vào, sau đó mới cho xương heo chần sơ vào nồi ninh đến khi chín.
2. Rửa xương rồi mang đi chần
Thay vì vậy, chị em nên rửa sạch rồi ngâm với nước trong vòng 30 phút để cho máu thừa ra hết và giảm mùi tanh, sau đó hãy mang hầm xương, như thế nước sẽ trong và thơm ngon hơn, đảm bảo giữ được lượng chất dinh dưỡng cần thiết chứ không còn mùi tanh nữa.
3. Nêm muối quá sớm
Rất nhiều chị em nội trợ có thói quen này, cho muối vào với mong muốn là giúp món xương hầm đậm đà hơn, nhưng như thế sẽ khiến nồi xương hầm ngả sang màu trắng đục. Thay vì vậy, chị em hãy nêm gia vị khi lúc hầm xương gần xong hoặc luộc thịt xong. Chị em hãy tạo thói quen nêm gia vị vào rồi tắt bếp, như thế sẽ giữ được hương vị thơm ngon cho món ăn cũng như đảm bảo được dinh dưỡng.
Ảnh: Lớp bọt nổi lên khi luộc thịt hay hầm xương nên giữ lại hay vớt bỏ đi. Nguồn: Người Đưa Tin, Xe và Thể thao.
4 loại nước dù thế nào cũng không nên uống khi vừa thức dậy: Hại ruột, rước đủ bệnh
Sáng dậy uống 1 cốc nước đúng là rất tốt, vừa lầm sạch ruột lại giúp nâng cao hệ tuần hoàn của cơ thể.