Ruột gối nên thay sau 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm sử dụng: Bất ngờ với đáp án của chuyên gia

Không biết có ai như mình không, mình mỗi lần vệ sinh giường ngủ là chỉ để ý đến cái vỏ ga gối chứ hầu như không thay ruột gối đâu.

14:38 01/10/2023

Có bữa hôm nọ, mình lột vỏ gối ra để đi giặt thì vô tình nhìn thấy cái ruột bên trong nó mốc xanh mốc đỏ lên, ngửi hôi lắm luôn. Mình rất ngạc nhiên vì không nghĩ ruột gối ở bên trong đã có sự bao bọc của vỏ gối rồi mà vẫn bẩn như thế. Mình có mang ruột gối đi giặt thì không sạch được.

Sau này, mình lên báo tìm hiểu thì 'tá hỏa' luôn các mẹ. Tại vì cái ruột gối cũng có 'hạn sử dụng' đấy, đến định kỳ là phải thay chứ không phải cứ dùng mãi thế rồi thích thay lúc nào thì thay đâu ạ. Để càng lâu thì nguy cơ chúng ta bị bệnh càng lớn. Bảo sao mình giặt giũ kỹ lưỡng lắm rồi mà con mình vẫn cứ ốm lên ốm xuống, ốm suốt ý. Hóa ra vấn đề từ đây. Từ hồi chăm để ý phơi phóng rồi thay cái mới thì con mình không thấy ốm đau gì nữa. Khổ ghê.

Dưới đây là nhưng thông tin về thời gian sử dụng của ruột gối mà mình thấy báo chí đã đưa tin nha các mẹ.

hình ảnh

Đừng để chiếc ruột gối bẩn thỉu như thế nhé các mẹ. Ảnh minh họa, nguồn: ĐSPL

Thời gian sử dụng ruột gối là bao lâu?

Theo các chuyên gia, không có đáp án 'cứng' cho câu hỏi: bao lâu nên thay ruột gối. Bởi, mức độ bẩn của ruột gối ở từng gia đình, từng người sử dụng là khác nhau. Hơn nữa, nó còn liên quan tới chất liệu làm nên ruột gối nữa.

Chuyên gia về giấc ngủ tại Mỹ Nancy Rothstein cho biết: Nếu chiếc gối nhà bạn làm bằng cao su, hãy thử gấp đôi chúng lại. Nếu nó không thể đàn hồi và tự trở về hình dạng ban đầu thì tức là đã đến lúc bạn phải bỏ nó đi, thay cái khác.

Còn TS. Michael Breus hướng dẫn: Nếu gối của bạn được nhồi bông nhân tạo thì hãy thay nó sau 6 tháng. Còn nếu nó được làm từ chất liệu memory foarm hay bất kỳ gối hỗ trợ nâng đỡ cơ thể thì nên thay sau khoảng 18 - 36 tháng.

Bạn cũng có thể tự xác định thời điểm thay ruột gối mới dựa vào cảm nhận của bản thân. Một chiếc gối tốt có thể lấp đầy khoảng trống giữa cổ và vai. Nếu gối hiện tại của bạn không đáp ứng được yêu cầu này hoặc khiến bạn thấy nhức vai, cổ sau khi thức dậy thì hãy thay ngay.

Tuy nhiên, có những chiếc gối không bị xẹp nhưng vẫn cần thay mới chứ đừng dùng hết năm này sang năm khác vì nó rất bẩn. Nếu không thể nhớ chính xác, cụ thể về tư vấn của chuyên gia thì bạn cứ thay sau khoảng 1 - 2 năm sử dụng là tốt nhất. Tuyệt đối không được dùng ruột gối quá 3 năm và mỗi 3 tháng/lần, bạn nên giặt và phơi nó dưới trời nắng to.

hình ảnh

Ruột gối chứa nhiều vi khuẩn lắm đấy các mẹ. Ảnh minh họa, nguồn: SK&ĐS

Tại sao cần phải thay ruột gối?

Tại sao lại cần phải thay ruột gối mà không mặc kệ dùng tiếp, dù sao cũng đã có vỏ gối rồi mà? Đây ắt hẳn là câu hỏi mà nhiều người có. Thế nhưng, theo TS. Arthur Tucker (Anh) nhận định: Ruột gối sau quãng thời gian sử dụng sẽ ngày càng trở nên nặng hơn. Bởi, chúng tích tụ da, bụi bẩn, nước mắt, nước miếng, mồ hôi. Các chất dịch của cơ thể rơi vào khiến gối ẩm ướt và tạo điều kiện cho mầm bệnh như nấm mốc phát triển.

Bên cạnh đó, không khí trong phòng ngủ thường ít lưu thông nên gối trở thành 'vật trú ngụ' lý tưởng của vi khuẩn. Không chỉ vi khuẩn mà virus như MRSA, virus cúm, thủy đậu... cũng thi nhau sinh sôi, nảy nở trong ruột gối.

Đây là kết luận sau khi TS. Arthur Tucker tiến hành nghiên cứu hàng trăm chiếc gối của bệnh nhân đến từ Tổ chức phi lợi nhuận Barts Health NHS Trust, London, Anh. Ông cũng nhấn mạnh: Những nơi có khí hậu nhiệt đới như nước ta chẳng hạn thì nguy cơ dưới gối càng cao. Một số gối còn chứa cả vi khuẩn E.Coli. Mà bạn cũng biết rồi đấy, đây là vi khuẩn gây ra rất nhiều bệnh đường ruột.

Bạn có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiết niệu nếu sử dụng mãi ruột gối không thay. Ông cảnh báo: 1/3 trọng lượng của vỏ gối là da không còn sống, vi khuẩn, dịch cơ thể... Hơn hết, có thể có hàng nghìn con bọ ve nằm trong gối của bạn. Và việc giặt rửa cũng khó làm sạch hết vi khuẩn ẩn sâu trong ruột gối. 

Tags:
Một người là quân tử hay tiểu nhân, chỉ cần đối mặt với 3 chuyện này sẽ ''lộ nguyên hình''

Một người là quân tử hay tiểu nhân, chỉ cần đối mặt với 3 chuyện này sẽ ''lộ nguyên hình''

Con người lúc nào nào coi trọng lợi ích của bản thân, chỉ khác là người ít người thì nhiều.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất