Hay bị nhiệt miệng cứ áp dụng 7 cách giúp giảm đau, nhanh lành: Lâu nhất 4 ngày là khỏi

Mình bị nóng trong nên hay nhiệt miệng lắm. Hồi trước cứ mỗi lần nhiệt miệng là lại mua thuốc về bôi, mà cứ đâu được ít hôm lại thấy nó lên.

14:28 01/10/2023

Dần dà, thuốc bôi vào cũng chả thấy hết nữa. Sau đó, mình có được mọi người chỉ cho mấy cách chữa nhiệt miệng tại nhà. Lúc đầu mình cũng 'bán tính bán nghi' vì chả biết nó có hiệu quả không ý. Thế nhưng mà hiệu quả nhanh phết các mẹ ạ, mà không sợ bị 'nhờn' hay gặp tác dụng phụ không mong muốn nào cả. 

Mình đã tìm hiểu trên báo rồi, người ta cũng đưa tin đầy ra ý các mẹ. Bởi vậy mới nói, mình đúng là kém hiểu biết ghê, chả tìm hiểu nên chả biết gì. Nếu không phải được mọi người chỉ thì mình cũng chẳng biết ấy. Dưới đây là những cách chữa mà mình đã áp dụng và biết được thông qua báo chí nhé. 

hình ảnh

Nước muối có tác dụng chữa nhiệt miệng. Ảnh minh họa, nguồn: LĐ

Nước muối sinh lý

Đây là cách rất đơn giản nhưng hiệu quả mang lại khá khả quan. Ngay từ khi vết loét xuất hiện, lúc mới chỉ là vết đỏ hoặc chấm nhỏ thôi, bạn hãy dùng nước muối sinh lý để súc miệng. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm sạch tốt, giảm viêm hiệu quả. Mới đầu khi súc bằng nước muối, bạn có thể có cảm giác hơi đau rát. Nhưng sau đó cảm giác này sẽ mất đi và cảm giác 'đã' xuất hiện. Nước muối sinh lý không chỉ giúp sát khuẩn mà còn có tác dụng khiến vết loét nhanh lành hơn.

Dùng mật ong

Mật ong cũng được mệnh danh là 'kháng sinh tự nhiên' nên có thể kháng khuẩn, chống viêm cực tốt. Do đó, nó là lựa chọn thích hợp để điều trị nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, dùng mật ong có thể làm giảm tình trạng đau và sưng đỏ do nhiệt miệng. Sử dụng mật ong sớm ngay khi nhiệt miệng xuất hiện còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp do nhiệt miệng. Tuy nhiên, cần nhớ là không được dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi mẹ nhé.

Dùng dầu dừa

Dầu dừa cũng có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nhờ chữa hàm lượng aixt lauric tự nhiên. Khi bị loét do nhiệt miệng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dầu dừa để giảm sưng, giảm đau, giúp vết loét nhanh lành lại. 

Để điều trị, bạn lấy ít dầu dừa nguyên chất bôi che phủ lên vết nhiệt miệng 2 lần/ngày. Khi bôi, bạn nên hạn chế tiết và nuốt nước bọt để dầu dừa có đủ thời gian bao phủ, tác động đến vị trí nhiệt miệng.

Dùng trà hoa cúc

Trà hoa cúc lâu nay vẫn được biết đến với công dụng trị mất ngủ và an thần. Song, ít ai biết rằng nó còn là phương thuốc tự nhiên chữa nhiệt miệng rất tốt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Trà hoa cúc có khả năng giảm đau, chữa lành vết thương hiệu quả. Hai chất Levomenol và azulene trong đó có công dụng sát trùng, chống viêm cực tốt.

hình ảnhLá bàng non giúp chống viêm và nhanh lành. Ảnh minh họa, nguồn: LĐ

Sữa chua

Hơn cả một loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa, cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, sữa chua còn được xem là 'bài thuốc trị nhiệt miệng' hữu hiệu. Nguyên nhân là vì trong sữa chua có chứa men vi sinh sống lactobacillus. Loại men vi sinh này có thể đẩy lùi vi khuẩn HP - một trong những yếu tố gây nhiệt miệng. 

Lá bàng non

Trong lá bàng non có chứa nhiều saponin, tanin pyrogalic, tannin catechin, flavonoid, phytosterol... Những chất này có công dụng kháng viêm, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây nhiệt miệng. Từ đó mà làm giảm cơn đau rát. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình lành vết loét. 

Một số hợp chất khác trong lá bàng non khi tiếp xúc với nước bọt sẽ giúp hình thành lớp màng bảo vệ ở niêm mạc miệng. Nhờ đó mà giúp ích cho quá tình giảm sưng, viêm. 

Lá bàng non có tính mát nên cũng giúp làm giảm cảm giác nóng rát ở những vị trí bị nhiệt miệng. Ngoài ra, lá bàng non còn có công dụng chữa sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, cải thiện sức khỏe răng miệng nhanh chóng và hiệu quả lại không gây tác dụng phụ.

Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất