Người xưa dạy: “Đừng nói mấy lời này, nếu không quả báo khẩu nghiệp không thể gánh nổi”

Số phận của một người có tốt hay không có thể nhìn thấy từ khẩu nghiệp của người đó như thế nào.

20:10 29/10/2023

 Cho nên khẩu nghiệp rất quan trọng, trong đời người ta không làm những việc xấu nhưng lại ngày ngày có thể nói những lời vô đạo đức, những lời xấu xa, những lời không đứng đắn thì theo thời gian, mọi phúc lành sẽ mất đi từ miệng này, vì thế, người nói lời không có đạo đức sẽ có cuộc sống khó khăn và khốn khổ.

Vì vậy, trước khi nói phải suy nghĩ kỹ, nhất là những lời sau đây, cố gắng đừng nói ra, bởi vì sẽ tạo nghiệp chướng quá lớn.

1. Đừng Nói Những Câu Gây Bất Hòa 

Những người kể chuyện với mục đích gieo rắc mối bất hòa sẽ phải chịu quả báo ở đời sau không có lưỡi hoặc có trăm cái lưỡi.

Nếu có thể tin theo những lời dạy về đạo làm người và sống đúng với lương tâm của mình để kiểm soát bản thân thì họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp. Khi hòa hợp với người khác, “nói” chính là một loại thực hành, dùng lời nói để khen ngợi hành vi đúng đắn là một loại việc tốt. Ngôn ngữ chính là công cụ để truyền đạt cảm xúc và suy nghĩ, chúng ta không nên nói những từ ngữ không phù hợp hoặc những điều vô nghĩa thừa thãi, đó chính là nguyên nhân gây ra những rắc rối không đáng có.

Trong mười nghiệp ác thì có ba thân nghiệp là sát sinh, trộm cắp và tà dâm; bốn nghiệp về lời nói: nói dối, nói lời thô ác, nói lời không đúng và nói lời lẽ tâng bốc. Ba nghiệp về ý: tham lam, hận thù, và thiếu hiểu biết.

Trải qua các thời đại, các vị cao tăng đại đức đều có quan điểm tương tự về khẩu nghiệp: “Nếu thật sự tu Đạo thì không thấy lỗi của thiên hạ. Nếu thấy lỗi của người khác thì lỗi của mình để lại. Đừng đổ lỗi cho người khác, hãy thoát khỏi phiền não”.

“Hãy ngồi im và luôn nghĩ về lỗi lầm của mình, đừng tán gẫu bất kể lỗi gì của người khác”

“Nói về đúng sai của người ta bản thân nó đã là một loại tư tưởng xấu xa.”

Nếu bạn nói rằng: Tôi thích đưa ra kết luận về người khác, tức là đánh giá xem ai đó tốt hay dở thì đây là những thói quen xấu. Mọi người thường dễ mắc sai lầm và thích chỉ trích người khác. Nhưng người xưa cho rằng, sau khi đóng quan tài mới đưa ra kết luận. Tóm lại, bình luận về người khác là không tốt.

Ở đâu có nhiều người thì ở đó luôn có đúng và sai. Cho nên đúng sai đều là do nói quá nhiều. Thứ nhất là tự miệng mình tạo nghiệp, thứ hai là chúng ta nên hiểu rằng thực ra ai cũng có nghiệp chướng. Mỗi người đều có nghiệp lực khác nhau, môi trường phát triển khác nhau, suy nghĩ khác nhau và những khó khăn họ gặp phải khác nhau. Vì vậy, bạn không thể đánh giá một người như thế nào qua vẻ bề ngoài.

Nếu bạn lớn lên trong môi trường của anh ấy, có thể bạn cũng sẽ như vậy. Ví dụ, nếu bạn đánh giá một quan chức, nếu bạn đứng ở vị trí đó, liệu bạn có làm được tốt hơn không?

Khổng Tử giảng: “Bất tại kì vị, bất mưu kì chính”, tức là không ở vị trí ấy thì không nên xem xét việc ở vị trí ấy. Nếu không đứng vào vị trí của đối phương thì không biết được hoàn cảnh của đối phương. Chỉ khi đứng vào vị trí của họ, bạn mới có thể biết được suy nghĩ và cách hành xử của họ là như thế nào.

Tổ sư nói: Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm bất luận nhân phi”, nghĩa là “Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình, lúc trò chuyện đừng nhắc đến lỗi của người vắng mặt”, người xưa nói người tốt là thầy của chúng ta, người xấu cũng là thầy của chúng ta. Người xấu bị trừng phạt vì làm điều xấu, nhưng thực ra họ đang bảo chúng ta đừng làm điều xấu. Bởi vậy hãy ngồi im và thường nghĩ về lỗi lầm của mình và đừng nói xấu về người khác.

 

bat hoa 1

 

Đừng nói lời bất hòa gây ra gián cách (nguồn: aboluowang)

2. Đừng Nói Những Lời Oán Trách 

Trong thế giới vô thường này, không ai có thể có được một cuộc sống hoàn toàn suôn sẻ mà không có những khúc mắc, chứ đừng nói đến việc thỏa mãn mọi ham muốn.

Đã như vậy thì phàn nàn cũng chẳng ích gì, những lời nói tiêu cực, chán nản đó sẽ chỉ khiến từ trường của chính bạn thêm thấp đi, càng không thể làm chủ được tâm trí, từ đó dẫn đến “sự tâm trí thay đổi theo hoàn cảnh” và những rắc rối liên tục sẽ xảy đến.

Nếu bạn đổ lỗi cho người khác, không trân trọng những gì mình đang có, suốt ngày phàn nàn, nói huyên thuyên thì vận may sẽ mất đi rất nhanh.

Có một câu chuyện về một người đàn ông bị gài bẫy khi còn trẻ và phải ngồi tù mười năm. Sau đó, những bất bình đã được giải quyết và anh ta được trắng án. Sau khi ra tù, lòng anh đầy oán hận.

Anh ta lặp đi lặp lại câu này mỗi ngày: “Tại sao tôi lại xui xẻo như vậy? Tôi đã bị vào tù khi còn trẻ. Đó là độ tuổi đẹp nhất, nhưng tôi đã mất tự do. Nhà tù đơn giản không phải là nơi dành tôi. Thật không thể chịu đựng được. Thật sự không công bằng, tại sao ông trời không trừng phạt những kẻ đã hãm hại tôi? Kiếp sau tôi sẽ không tha thứ cho bọn họ!”

Khi ông bảy mươi lăm tuổi, khi ông đang hấp hối, một vị thiền sư đã đến bên giường ông và hỏi rằng: “Ông đã đi gần hết cuộc đời, sao ông vẫn chưa buông bỏ oán hận như vậy?”

Thiền sư còn chưa dứt lời, ông đã khàn giọng hét lên: “Ta không thể buông tay, những kẻ hãm hại ta vẫn còn sống khỏe mạnh, kiếp sau ta sẽ không bao giờ tha thứ cho bọn chúng.”

Thiền sư thở dài: “Ông quả thực là người bất hạnh nhất trên đời! Người khác gài bẫy và giam cầm ông hơn mười năm. Sau khi ra tù, lẽ ra ông có thể sống hạnh phúc suốt quãng đời còn lại, nhưng ông đã sống một cuộc sống suốt ngày chửi rủa, oán giận và phàn nàn. Ông đã lãng phí mất bốn mươi năm cuộc đời của mình”.

Sau khi Thiền sư nói xong, người đàn ông bật khóc và nhắm mắt lại vì hối hận.

Người thích phàn nàn thì sẽ xuất hiện bóng tối trong lòng, sẽ không hài lòng với mọi thứ mình nhìn thấy; trong khi người có thái độ tích cực luôn có ánh nắng trong tim, đi đến đâu hoa xuân cũng nở rộ.

Nếu một người thường xuyên đổ lỗi cho người khác, họ sẽ đánh mất vận may của mình từng chút một, như vậy vận rủi sẽ luôn đồng hành cùng với họ. Vậy nên hãy kiểm soát tốt miệng của mình và biết ơn, để luôn được sống trong hạnh phúc.

 

oan trach
Đừng nói lời oán trách, sẽ làm mối quan hệ muộn phiền thêm (nguồn: aboluowang)

 

3. Đừng Nói Những Lời Nguyền Rủa

Tại sao miệng có thể làm hại tài lộc? Bởi vì vận may là quy luật nhân duyên và nó cũng là biểu hiện của trường năng lượng.

Ví dụ, nếu bạn làm công việc tình nguyện, việc quét nhà sẽ mang lại phước lành cho bạn hay hành động lau bàn sẽ mang lại phước lành cho bạn? Chính tâm trí đã mang lại cho bạn phước lành. Với mục đích mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, thì việc chúng ta quét nhà, dọn dẹp vệ sinh đều sẽ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người.

Trong cuộc sống, có thể chúng ta có thể không hằng ngày làm những việc ác nhưng lại thường nói những lời ác độc, nhất là khi nóng giận, chúng ta thường không kiềm chế được những lời chửi thề, thậm chí là chửi bới người khác.

Dù hiện tại bạn chưa có cảm giác gì, nhưng theo thời gian, sau khi thốt ra những lời nói không hay sẽ trở thành thói quen, những lời nói xấu sẽ gieo mầm vào lòng, sớm muộn gì cũng sẽ sinh ra trái đắng.

Có lần tôi đọc được một bản tin: Có một cặp vợ chồng trẻ đang lái xe trên đường cao tốc, không hiểu sao họ lại cãi nhau. Người vợ không kìm được cơn tức giận, hét vào mặt người chồng đang lái xe: “Cút đi!”

Người chồng cũng tức giận không kém, anh ta đã quay tay lái tông thẳng vào chiếc xe tải đang chạy tới. Cuối cùng, người chồng chết và người vợ may mắn sống sót.

Chỉ cần một câu để diệt người, nhưng cần ngàn lời mới có thể tu

Lời nói xấu giống như những viên đạn nhỏ, tuy vô hình nhưng có sức mạnh, thấm vào trái tim của mỗi người, thấm vào cuộc sống của chúng ta, luật nhân quả rất công bằng, những gì bạn nói và làm hôm nay sẽ có thể gặp lại ở tương lai, vì vậy hãy chú ý.

 

nguyen rua 1
Đừng nói lời nguyền rủa nếu không bạn sẽ hối hận về sau (nguồn: aboluowang)

 

Người xưa đã nói, lời nói xuất phát từ trái tim. Nếu cứ miệng nói những lời không hay, nói xấu người khác và nói những lời chửi bới thì bạn sẽ bị mất đi tài lộc rất nhanh. Không chỉ tranh cãi đúng sai mà ngay cả nói xấu người lớn tuổi cũng gây bất lợi cho vận may.

Có một số phụ nữ thích phàn nàn về chồng, nói chồng không tốt, cái kia không tốt, khi cãi nhau, ngay cả cha mẹ, tổ tiên đối phương cũng dám mắng mỏ. Làm như vậy, gia đình sẽ chỉ ngày càng nghèo đi, bởi vì bạn đã tiêu hao quá nhiều phúc lành, nên phải chú ý đến nghiệp khẩu này.

Điều tốt lành nhất là nói chuyện một cách dễ chịu. Khi nói chuyện hãy lịch sự, đừng tranh luận ai đúng sai, đừng nói những lời bực bội và đừng làm tổn thương người khác. 

Người xưa có câu: “Họa từ miệng mà ra”, vậy nên chỉ có chú ý tu dưỡng bản thân, không nói lời ác, không phàn nàn hay lời nguyền rủa thì bạn mới tích được phúc khí, cuối cùng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp viên mãn.

Tags:
Cách vệ sinh nồi chiền không dầu chẳng cần kỳ cọ, mảng bám tự bong, dầu mỡ trôi đi hết

Cách vệ sinh nồi chiền không dầu chẳng cần kỳ cọ, mảng bám tự bong, dầu mỡ trôi đi hết

Dùng nồi chiên không dầu chế biến thực phẩm tiện thật nhưng đôi lúc gặp phải tình trạng cháy khét, khiến khâu vệ sinh sau đó rất vất vả.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất