Lau chùi bàn ghế, đồ gỗ đừng chỉ dùng nước lã: Lấy thứ này lau đồ gỗ sạch tinh, sáng bóng như mới
Dưới đây là các cách làm sạch đồ gỗ nhanh chóng và hiệu quả nhất.
13:57 21/01/2024
Sử dụng sáp
Cách làm sạch bụi đồ gỗ này cũng khá đơn giản và rất dễ thực hiện. Đầu tiên, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn được làm từ chất liệu vải mềm rồi nhẹ nhàng lau chùi bề mặt gỗ. Sau khi đã vệ sinh sơ qua bằng khăn mềm, bạn hãy dùng một chút sáp bôi lên trên bề mặt gỗ rồi dùng khăn khô lau chùi vài lần
Với cách làm này, bụi bẩn không chỉ biến mất mà bề mặt gỗ của bạn trông sẽ bóng bẩy hơn rất nhiều so với lúc chưa vệ sinh. Mặt khác, lớp sáp khi bôi lên trên bề mặt gỗ sẽ đóng vai trò như một lớp bảo vệ bề mặt gỗ, ngăn chặn nước thấm vào gỗ giúp bề mặt gỗ luôn bền đẹp theo thời gian.
Sử dụng sữa bò
Nhờ ưu điểm dễ tìm, dễ thực hiện lại phù hợp với những món đồ nội thất gỗ phủ vecni – sữa bò cũng là một trong những nguyên liệu thường được dùng khi vệ sinh đồ gỗ. Với những đồ nội thất gỗ có đánh vecni thì đây chính là một giải pháp nhanh chóng và an toàn để lấy lại vẻ đẹp sáng bóng của gỗ.
Đầu tiên, bạn hãy lấy một ít sữa bò lau khắp lớp sơn vecni đợi cho đến khi bề mặt sơn đã khô hoàn toàn rồi dùng một bàn chải lông mềm nhúng vào nước sau đó chà sạch các bề mặt gỗ là được.
Sử dụng nước trà
Thật ngạc nhiên khi nước trà cũng góp mặt trong danh sách những cách làm sạch bụi trên đồ gỗ phải không nào? Trên thực tế, cách làm này vô cùng hiệu quả nhưng khá ít người biết đến. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần pha một ấm trà thật đậm đặc sau đó đợi trà nguội thì lược bỏ xác trà, lọc lấy nước. Dùng một chiếc khăn làm từ vải mềm nhúng vào trong nước trà rồi lau chùi trên bề mặt đồ nội thất gỗ, lau từ 2 đến 3 lần thì ngưng.
Sử dụng hỗn hợp dầu ăn và sáp ong
Hỗn hợp dầu ăn và sáp ong cũng là một hỗn hợp tuyệt vời đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu trên bề mặt gỗ. Những vết loang do trà hay nước ngọt đổ lan lên bề mặt gỗ sẽ được loại bỏ một cách nhanh chóng với hỗn hợp này. Tuy nhiên, cách làm sạch bụi đồ gỗ này lại khá phức tạp, đòi hỏi bạn phải có tính kiên nhẫn. Đầu tiên, bạn hãy cho một ít dầu ăn cùng sáp ong vào chưng cách thủy, chưng cho đến khi thấy sáp tan chảy ra hòa quyện cùng với dầu ăn thì lấy ra. Sau đó, lấy hỗn hợp này bôi lên những chỗ bám bẩn rồi dùng bàn chải mềm cọ sạch, sau cùng lau sạch lại với nước là hoàn thành.
Sử dụng dầu oliu và giấm trắng
Dầu oliu (olive) và giấm trắng cũng là những nguyên liệu rất quen thuộc và gần gũi trong không gian bếp nhà bạn. Chúng không chỉ là nguyên liệu nấu ra những món ăn ngon mà còn là một hỗn hợp tuyệt vời giúp vệ sinh đồ gỗ.
Đầu tiên, bạn hãy trộn hỗn hợp này theo tỷ lệ 4-1, có nghĩa là cứ 4 phần dầu oliu thì sẽ có 1 phần giấm trắng. Tùy thuộc theo số lượng đồ gỗ trong nhà bạn mà ước lượng hỗn hợp. Sau đó, đem hỗn hợp vừa trộn xong cho vào một chai xịt và xịt hỗn hợp ấy lên trên mặt tấm vải mềm rồi dùng tấm vải ấy lau khắp tất cả các bề mặt gỗ. Với hỗn hợp này, bề mặt gỗ dù đã cũ hay xuống màu cũng sẽ trở nên sáng bóng ngay tức thì.
Sử dụng hỗn hợp muối và thuốc tẩy
Ngoài những cách làm sạch bụi đồ gỗ nêu trên, nếu trong nhà có sẵn thuốc tẩy bạn cũng có thể vệ sinh đồ gỗ với hỗn hợp muối và thuốc tẩy. Đây cũng là một trong những cách không chỉ làm sạch bụi bẩn mà còn giúp đồ nội thất bằng gỗ của bạn trông như mới.
Bạn hãy pha trộn hỗn hợp này theo công thức: 10 gam muối + 90 gam thuốc tẩy + 1 lít nước sau đó khuấy đều rồi quét dung dịch này lên bề mặt gỗ. Ở đây, bạn có thể mua những cây chổi quét vừa tay cầm để có thể sử dụng đều tay, sau khi quét hoàn tất hãy đợi một lúc cho dung dịch có thể thấm vào trong lớp gỗ rồi dùng nước sạch lau lại. Chú ý sau khi lau lại bằng nước sạch nhớ dùng một chiếc khăn mềm lau khô ngay.
Sử dụng hỗn hợp bột gạo/ bột mì với dầu ăn
Ngoài ra, nếu trên bề mặt gỗ bị hoen ố, bẩn do ruồi gây ra thì bạn có thể dùng hỗn hợp bột mì hoặc bột gạo kết hợp cùng dầu ăn. Trộn sao cho hỗn hợp đều và quánh đặc vào nhau là được. Dùng hỗn hợp vừa tạo ra bôi một lượng vừa phải ngay chỗ bẩn đợi một chút rồi lau lại bằng nước sạch là được.
Sử dụng rượu vodka
Ngoài ra, bạn cũng có thể xử lý những đồ gỗ bị nhiễm nấm mốc nhẹ với loại rượu vodka. Hãy lấy một bình phun nước đổ đầy rượu vào rồi xịt lên khắp các bề mặt đồ gỗ. Sau đó, di chuyển đồ gỗ ra chỗ có nắng và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để đặt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng giấm ăn/ chanh
Bạn hãy pha loãng giấm ăn hoặc chanh với nước theo tỷ lệ 1/4 giấm ăn/chanh + 3/4 nước. Bôi hỗn hợp này lên trên những lớp bụi hoặc vết bẩn cứng đầu. Sau cùng, hãy dùng một chiếc khăn mềm thấm nước trà xanh lau lại vài lần để đồ nội thất bằng gỗ trông sáng hơn.
Cách bảo quản đồ gỗ bền đẹp
Học cách làm sạch bàn ghế gỗ rất đơn giản – bạn chỉ cần dùng khăn sợi nhỏ ẩm lau sạch chúng, thoa dung dịch tẩy rửa và đảm bảo lau khô sau đó. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các biện pháp để bảo vệ chiếc bàn gỗ của mình trong tương lai, chẳng hạn như đảm bảo nó được phủ bụi thường xuyên. Bụi tích tụ có thể gây ra trầy xước và làm hỏng lớp sơn. Bạn cũng có thể thử sử dụng giấm và dầu để loại bỏ bất kỳ vòng hình mờ nào rất phổ biến trên bàn gỗ. Một mẹo hay khác là để bàn gỗ của bạn cách xa bộ tản nhiệt, vì điều này có thể gây hỏng gỗ.
Mẹo hàng đầu để đánh bóng đồ gỗ
Một số đồ gỗ dễ vỡ hoặc cổ có thể không thích hợp để sử dụng với nước xịt hoặc sáp đánh bóng thương mại, vì vậy hãy luôn đọc hướng dẫn của nhà sản xuất trước. Vì bạn sẽ sử dụng cùng một chất đánh bóng hết lần này đến lần khác, nên bạn nên tìm một sản phẩm có thể đánh bóng đồ nội thất của mình một cách đẹp đẽ. Tham khảo thêm cách đánh bóng gỗ nội thất bóng loáng.
Luôn luôn kiểm tra bất kỳ chất đánh bóng nào trên một khu vực nhỏ không dễ thấy trước. Sau khi bạn đã kiểm tra chất đánh bóng hoặc sáp của mình có phù hợp hay không, hãy phủi bụi cho đồ nội thất bằng gỗ của bạn bằng một miếng vải khô và sạch để loại bỏ bụi bẩn còn sót lại.
Bôi một ít chất làm bóng, xoa nhẹ lên lớp sáp dọc theo thớ bề mặt để tạo thành một lớp áo mỏng. Để khô trước khi đánh bóng bằng vải mềm và sạch. Vì sự an toàn của bạn, hãy luôn làm sạch ở khu vực thông thoáng.
Đậu phụ lành tính nhưng gặp 3 loại này bán rẻ cũng không được mua, ăn vào hại cả nhà
Đậu phụ được làm từ đậu nành. Thành phẩm cuối cùng sẽ có màu hơi ngả vàng nhẹ.