Con đi nhón gót tưởng bình thường, ai dè là dấu hiệu cảnh báo bệnh hiểm
Các mẹ ơi, đừng ai chủ quan khi thấy con có biểu hiện đi nhón chân nhé.
13:52 27/10/2023
Nhà chị mình có một bạn bé năm nay 3 tuổi. Ngay từ hồi mới bắt đầu tập đi, bé đã đi nhón chân rồi ý. Mọi người trong nhà ai cũng bảo đó là điều bình thường, không có gì đáng ngại cả. Vì thế, nhà mình cũng không thấy có vấn đề gì cả, không cho bé đi khám, nghĩ chắc lớn con sẽ hết.
Vậy nhưng khi bé được 2 tuổi, chạy lon ton rồi mà tình trạng này vẫn không hề được cải thiện. Vì cứ nghĩ đó là tình trạng bình thường nên nhà mình vẫn kệ nó, chắc nó lớn là hết. Ai dè đâu tới khi 3 tuổi vẫn thế. Đợt này thì chị mình cho bé đi lớp, cô giáo thấy mới bảo gia đình xem cho con đi khám xem sao. Tại vì con cô cũng từng đi nhón gót thế và phải vào viện điều trị.
Nghe thế, nhà chị mình mới cho bé đi khám thì nhận kết quả rơi nước mắt luôn các mẹ ạ. Không nghĩ tới là cái việc mà nhiều phụ huynh vẫn tưởng bình thường này lại nguy hiểm như vậy. Hóa ra bao lâu nay chúng ta đã lầm tưởng về tình trạng đi nhón gót chân này ở trẻ rồi các mẹ. Chị mình giờ hối hận lắm luôn. Vì thật ra trước đó cũng có vài người hàng xóm xung quanh thấy thì có nói nhưng chị mình chủ quan, bảo mấy bà hàng xóm nhiều chuyện.
Mình hôm nay đọc báo thấy người ta cũng cảnh báo rằng việc trẻ đi nhón gót sau 2 tuổi rất đáng lưu ý. Bởi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh. Cụ thể:
Cơ bắp chân bị căng cứng
Các chuyên gia cho biết: Nếu bé không ngừng đi nhón ngót liên tục sau 2 tuổi, cha mẹ cần đưa con đi kiểm tra xem có bị tình trạng cứng cơ bắp chân không. Đặc biệt là cứng ở gân Achilles. Đây là dải mô nối các cơ bắp phía sau chân dưới với xương gót chân. Nếu có, cần điều trị ngay để có thể khắc phục tình trạng đi nhón gót ở trẻ.
Loạn dưỡng cơ
Loạn dưỡng cơ là một dạng rối loạn di truyền khiến các cơ bắp của cơ thể bị suy yếu dần. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt hoặc mất thông tin di truyền. Điều này ngăn cản cơ thể con tạo ra một loại protein có tên là dystrophin giúp hình thành và duy trì kết cấu các cơ trong cơ thể.
Khi bị bệnh này, trẻ sẽ mất dần khả năng vận động như đi lại, hít thở, di chuyển cánh tay và bàn tay bình thường. Vì vậy, nếu bố mẹ thấy con sau 2 tuổi vẫn giữ kiểu đi nhón gót, hoặc đột nhiên con đi bằng ngón chân thì nguy cơ bé mắc bệnh này rất cao
Bất thường về tủy sống
Hội chứng tủy sống là một dạng rối loạn thần kinh do các mô dính vào nhau gây ra sự hạn chế di chuyển của tủy sống trong cột sống. Điều này dẫn tới tình trạng cột sống khi phát triển sẽ bị kéo căng ra và khiến dây thần kinh bị tổn thương. Từ đó dẫn tới tình trạng trẻ không đi lại bình thường được và luôn cảm thấy đau đớn nhất là khi di chuyển.
Không nên chủ quan khi thấy con đi nhón gót. Ảnh minh họa, nguồn: VNE
Bại não
Đây là tình trạng nguy hiểm nhất của nhón gót chân. Bệnh này khiến não không thể ra lệnh cho các vùng cơ ở chân thư giãn khiến chúng co lại và căng cứng. Khi trẻ bị bại não, nó không chỉ ảnh hưởng tới não bộ mà các chi cũng bị ảnh hưởng. Bằng chứng là trẻ không thể giữ vững tư thế và đi lại bình thường được. Đồng thời, khả năng giữ thăng bằng của các con cũng rất kém.
Như trường hợp được VTV đưa tin là bé Hà Phương con của chị Nguyễn Thị Lan Anh bị di chứng bại não sau khi sinh nên dẫn tới tình trạng đi kiễng bằng 10 đầu ngón chân. Do đó, mọi sinh hoạt của bé phải dựa vào bố mẹ mới làm được.
Bởi vậy các mẹ ạ, khi con mà cứ đi nhón gót chân sau 2 tuổi thì tốt nhất là nên cho bé đi khám sớm để còn phát hiện sự bất thường và điều trị sớm nhằm hạn chế những biến chứng mà bé phải chịu đựng sau này.
Ngủ bật đèn hay không thì tốt hơn: Thói quen tưởng đơn giản nhưng có thể 'hủy diệt' sức khỏe
Không biết mọi người thế nào nhưng mình thì bật đèn lên là không ngủ được.