Chảo mất hết chống dính: Dùng ngay 4 mẹo đơn giản này chiên, rán gì cũng không lo bị nát, hay bắn dầu

Những chiếc chảo chống dính là người bạn thân thiết của chị em phụ nữ trong phòng bếp.

10:21 08/03/2024

Tuy vậy, sau một thời gian sử dụng thì lớp chống dính của chảo sẽ bị bong tróc. Đừng vội bỏ chúng đi, hãy bỏ túi ngay mẹo phục hồi khả năng chống dính của chảo chỉ với những nguyên liệu có sẵn.

1. Dùng khoai tây

Chuẩn bị:

+ 1 củ khoai tây

+ 1 ít muối ăn

Cách thực hiện

+ Bước 1: Bạn tiến hành gọt sạch phần vỏ của củ khoai tây, rửa sạch để ráo rồi cắt làm đôi.

+ Bước 2: Rắc một ít muối ăn lên trên mặt cắt của nửa củ khoai tây rồi chà mặt đó vào mặt chảo chống dính để làm sạch chảo. Nửa củ còn lại thì bạn dùng để chà vào đáy chảo hay những vị trí lớp chống dính bị bong tróc, sau đó rửa chảo lại bằng nước sạch và lau khô.

Đối với những chiếc chảo dùng lâu ngày bị mất lớp chống dính, bên trong sẽ dễ bị bám thức ăn hơn và xuất hiện gỉ sét sau rửa. Khi đó, bạn có thể dùng khoai tây để làm sạch hết lớp gỉ sét do củ khoai tây có chứa nhiều hợp chất axit có thể làm sạch.

Dùng khoai tây để làm sạch hết lớp gỉ sét do củ khoai tây có chứa nhiều hợp chất axit có thể làm sạch.

Dùng khoai tây để làm sạch hết lớp gỉ sét do củ khoai tây có chứa nhiều hợp chất axit có thể làm sạch.

2. Dùng giấm và dầu ăn

Bạn có thể làm sạch chảo chống dính bằng giấm ăn, rồi dùng dầu ăn tráng sơ lúc chảo đang nóng để phục hồi chảo chống dính hiệu quả và cách làm này cũng khá đơn giản.

Chuẩn bị:

+ Một ít giấm ăn

+ Dầu ăn

+ Miếng bọt biển sạch

Cách thực hiện:

+ Bước 1: Bạn rửa chảo thật sạch, lau cho khô chảo.

+ Bước 2: Bắc chảo lên bếp, bạn cho giấm ăn vào chảo rồi bật bếp để làm nóng.

+ Bước 3: Nhúng miếng bọt biển vào trong chảo chà vài lần, sau đó tắt bếp đổ bỏ phần giấm đi và rửa lại bằng nước sạch.

+ Bước 4: Bạn bắc chảo lên bếp lần nữa và đun nóng cho khô mặt. Sau đó bạn cho một ít dầu ăn vào tráng đều, khi dầu sôi thì tắt bếp.

+ Bước 5: Để chảo nguội thì đổ hết dầu và rửa sạch.

3. Dùng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa kết hợp với muối ăn cùng là một cách hữu hiệu vừa giúp làm sạch, vừa giúp phục hồi khả năng chống dính của chảo.

Chuẩn bị:

+ 1 muỗng canh dầu dừa

+ Muối ăn

+ Khăn giấy

Cách thực hiện

+ Bước 1: Bắc chảo lên bếp, bạn cho 1 muỗng canh dầu dừa vào chảo đun nóng rồi tráng đều.

+ Bước 2: Để dầu sôi trong khoảng 2-3 phút thì bạn đổ bỏ dầu ra, rắc muối ăn lên trên sao cho phủ kín mặt chảo.

+ Bước 3: Dùng khăn giấy chà lên bề mặt chảo cùng với muối vài vòng, sau đó đổ hết muối ra. Tiếp tục bạn dùng tờ khăn giấy khác lau sạch hết muối và dầu trong chảo.

Sử dụng dầu dừa kết hợp với muối ăn cùng là một cách hữu hiệu vừa giúp làm sạch, vừa giúp phục hồi khả năng chống dính của chảo.

Sử dụng dầu dừa kết hợp với muối ăn cùng là một cách hữu hiệu vừa giúp làm sạch, vừa giúp phục hồi khả năng chống dính của chảo.

4. Dùng sữa tươi

Sữa tươi luôn có sẵn trong hầu hết mọi gia đình, đặc biệt là nhà có con nhỏ. Không chỉ sử dụng để uống, sữa tươi còn là vị “cứu tinh” giúp làm mới chảo chống dính cực kỳ hiệu quả. Theo chuyên gia, trong sữa có chứa một dạng protein là casein. Chất này khi được đun ở nhiệt độ cao sẽ liên kết lại với nhau, tạo thành một lớp phủ trên bề mặt chảo. Giúp phục hồi khả năng chống dính của chảo như lúc mới mua.

Cách thực hiện:

+ Bước 1: Đổ sữa tươi (có thể dùng sữa Cô Gái Hà Lan, Vinamilk,...) ngập hết bề mặt chảo, đun sôi trong vòng 5 phút rồi tắt bếp. Dùng nước rửa sạch lớp sữa còn bám lại.

+ Bước 2: Tiếp tục sử dụng như bình thường, bạn sẽ thấy đồ ăn không bị dính và nát nữa. Sau khi đun với sữa xong, hiệu quả chống dính của chảo gần như phục hồi hoàn toàn.

Với cách này chỉ nên áp dụng với chảo bị bong tróc lớp sơn chống dính ở mức độ vừa phải. Còn với chảo bị bong tróc quá nhiều thì sẽ không đạt hiệu quả rõ rệt nữa.

Nhiều người có thói quen bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh để tiết kiệm không gian tủ. Cách làm này ai cũng tưởng đúng nhưng hóa ra đó lại là sai lầm.

Trứng là thực phẩm phổ biến bởi tiêu chí “ngon – bổ - rẻ”, được tích trữ nhiều trong mọi gia đình. Nhiều người có thói quen bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh để tiết kiệm không gian tủ. Cách làm này ai cũng tưởng đúng nhưng hóa ra đó lại là sai lầm. Hãy nghe lời giải thích của các chuyên gia.

Sai lầm khi bảo quản trứng ở cửa tủ lạnh

Cánh cửa tủ lạnh là vị trí mọi người thường bảo quản trứng, tuy nhiên theo các chuyên gia, cách bảo quản này không phù hợp. Chuyên gia cho biết cửa tủ lạnh là khu vực có nhiệt độ không ổn định nhất, có sự thay đổi nhiệt độ thất thường do việc đóng mở tủ lạnh. Nếu được bảo quản ở vị trí này, trứng sẽ trở nên dễ hư hỏng hơn. Bên cạnh đó, việc đóng mở thường xuyên cũng tác động một lực lên cánh tủ, làm trứng bị rung lắc dẫn đến chất lượng giảm sút.

Cách bảo quản tốt là đặt trứng vào các khay chuyên dụng, đóng kín nắp để tránh hấp thu mùi và hương vị của các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh. Nên để khay/hộp trứng ở phần giữa hoặc nơi sâu hơn trong tủ lạnh, nhiệt độ cần luôn ổn định mức dưới 20 độ C.

Mặc khác, quả trứng gà khi mới được đẻ ra luôn có một lớp phấn hồng. Đó là lớp bảo vệ, ngăn vi khuẩn không xâm nhập vào. Khi có lớp phấn đó, trứng gà đem ấp sẽ có khả năng nở cao. Tuy nhiên, dù có lớp phấn hồng nhưng vì trứng gia cầm được đẻ ra theo con đường đi cùng với phân nên có rất nhiều loại vi khuẩn. Đơn cử, trong trứng vịt hay trứng ngỗng có rất nhiều vi khuẩn salmonella - loại vi khuẩn gây ra tỉ lệ nhiễm độc rất lớn. Vì thế, với những loại trứng được mua ở siêu thị hay mua ở chợ về với mục đích sử dụng làm thực phẩm (không sử dụng trứng để ấp nở) thì các bà nội trợ phải vệ sinh trứng trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản.

Các chuyên gia y tế, dinh dưỡng, cho rằng nếu không lau rửa trứng sạch sẽ trước khi cho vào tủ lạnh thì đây sẽ là nguồn lây nhiễm vi khuẩn. Nếu mua ở các chợ dân sinh, tốt nhất bạn nên rửa nhanh, tốt nhất là rửa bằng nước muối pha nhạt, hoặc có thể rửa bằng nước sạch bình thường, sau đó lau khô quả trứng, cất vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu mua ở các siêu thị, trứng đã được vệ sinh rồi thì không cần vệ sinh nữa.

Cách nhận biết trứng tươi ngon, chất lượng

- Quan sát vỏ trứng

Với cách này, bạn chỉ cần dùng mắt nhìn hình dạng, màu sắc, độ trong suốt của vỏ trứng. Trứng gà tươi, chất lượng tốt thì vỏ còn nguyên vẹn, không sáng bóng mà trên đó có một lớp bột phấn trắng tựa như sương, màu sắc tươi sáng. Trong khi đó, trứng gà đã qua xử lý và đóng gói công nghiệp sẽ không còn lớp phấn này. Trứng gà chất lượng kém có thể xuất hiện vết rạn nứt trên vỏ, vết lõm, hoặc giập, lòng trắng trứng tràn ra ngoài, hoặc thấy có vết loang trên vỏ tựa như một góc bức tường bị ẩm mốc.

Ngoài ra, trứng tươi, chất lượng tốt thì vỏ hơi thô ráp. Đảo nhẹ trong tay không cảm giác được là lòng đỏ và lòng trắng bên trong bị long và trượt lên xuống, qua lại giống như trường hợp trứng cũ.

- Nghe âm thanh

Cầm trứng trong tay, nhẹ nhàng gõ trứng vào nhau, hoặc lắc nhẹ, nghe âm thanh phát ra. Trứng tươi chất lượng tốt, gõ vào nhau có âm thanh sắc nét, lắc nhẹ không có tiếng kêu. Ngược lại, trứng chất lượng kém, gõ trứng vào nhau sẽ nghe thấy âm thanh rạn nứt hoặc rỗng. Nếu lắc nhẹ, bạn cảm thấy bên trong chuyển động hoặc có tiếng kêu nhẹ. Trứng càng cũ bạn sẽ cảm giác như có chất lỏng chuyển động trong đó.

- Ngửi

Nếu những cách trên bạn vẫn chưa phân biệt được thì bạn có thể dùng mũi để phân biệt trứng tươi và trứng đã hỏng. Với cách này, bạn hãy dùng miệng hả hơi nóng lên vỏ trứng, rồi dùng mũi ngửi mùi khí này. Trứng tươi chất lượng tốt, bạn sẽ ngửi thấy mùi vôi sống. Còn trứng chất lượng kém thì thấy mùi mốc nhẹ. Nếu trứng đã hỏng thì sinh mùi mốc, chua, thối.

Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất