Bác sĩ Nhật chia sẻ danh sách 7 thói quen chống đột quỵ, ai làm được nhất định có tuổi thọ rất cao
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim không chỉ dẫn đến tử vong đột ngột mà còn có thể để lại di chứng cả đời dù nạn nhân được cứu sống.
13:16 23/10/2023
Do đó, phòng ngừa bệnh vẫn là điều quan trọng nhất được chuyên gia khuyến khích.
Theo bác sĩ nổi tiếng người Nhật Naohiko Watanabe (bác sĩ chuyên điều trị bệnh cao huyết áp): Chỉ cần ngăn ngừa xơ cứng động mạch và xây dựng thói quen để ổn định huyết áp là bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này.
Truyền thông Nhật Bản mới đây đã mời một số chuyên gia bỏ phiếu để chọn ra "Bảng xếp hạng thói quen tốt nhất có thể ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, phòng chống đột quỵ". Cuối cùng đưa ra kết quả là 7 thói quen tốt dưới đây.
7 thói quen chống đột quỵ tốt nhất
1. Chỉ ăn no đến 80%: Ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa
Tiến sĩ Zuo Yimei (Nhật Bản) giải thích rằng việc ăn vừa đủ no, chỉ no đến 80% không chỉ có thể ngăn ngừa nạp dư thừa calo mà còn ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa được đặc trưng bởi một chu vi vòng eo lớn (do mỡ vùng bụng nhiều quá mức), tăng huyết áp, đường huyết lúc đói không bình thường hoặc đề kháng insulin, và rối loạn lipid máu.
Hội chứng chuyển hóa là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Do đó, chỉ ăn no 80% cũng được coi là cách phòng bệnh rất tốt.
2. Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm soát được tình trạng sức khỏe
Masaaki Bando (giám đốc Phòng khám tim Bando) đề nghị mọi người nên đi khám sức khỏe để được đo điện tim, kiểm tra nồng độ lipid trong máu. Đồng thời kiểm tra xem cơ thể có các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim hay không.
3. Giảm căng thẳng: Điều hòa huyết áp
Bác sĩ Kaname Hiragi và Tetsuya Tanimoto (bác sĩ nội khoa tại Phòng khám Navitas Kawasaki) cho biết đã có các nghiên cứu chứng minh con người càng cười nhiều thì tỷ lệ mắc bệnh tim mạch càng thấp. Căng thẳng kéo dài có thể khiến huyết áp tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
4. Giảm ăn muối
Chuyên gia dinh dưỡng Chie Hamamoto và bác sĩ nội khoa Naohiko Watanabe, chỉ ra rằng hàm lượng natri trong máu càng cao sẽ càng làm tăng huyết áp. Đồng thời, khiến mạch máu trở nên mỏng manh hơn. Do đó hãy giữ thói quen ăn nhạt, giảm tiêu thụ đồ mặn.
5. Hạn chế uống rượu
Bác sĩ Sasaki Ou và Watanabe Naohiko (Phòng khám Trạm Akihabara) cho biết: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người không uống nhiều rượu có nguy cơ tim mạch thấp nhất. Thêm vào đó, bệnh nhân có thể giảm huyết áp đáng kể chỉ sau 1 đến 2 tuần miễn là họ giảm uống rượu tới 80%.
6. Ngủ đủ giấc
Chuyên gia dinh dưỡng Mayuko Kikuchi và bác sĩ Ou Sasaki chỉ ra rằng thiếu ngủ là nguyên nhân gây béo phì. Trong khi đó, béo phì có thể gây xơ cứng động mạch và cao huyết áp.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy những người ngủ ít hơn 5 đến 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ cao gấp 1,48 lần và nguy cơ đột quỵ tăng gấp 1,15 lần.
Các bác sĩ khuyên buổi tối trước khi đi ngủ, nên uống một ly nước ấm, như vậy vừa tạo điều kiện kích thích cơn buồn ngủ, vừa giảm độ nhớt của máu, giảm bớt áp lực lên tim.
7. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là thói quen sinh hoạt tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim mạch. Bác sĩ người Nhật Tetsuya Tanimoto chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên không chỉ có thể tăng cường sức mạnh cho bàn chân và vòng eo mà còn tăng cường sức mạnh cho tim, cải thiện lưu lượng máu.
Ngược lại, lười tập thể dục có thể dẫn đến mất cơ, giảm chuyển hóa cơ bản, tăng mỡ nội tạng, tác động tiêu cực đến tuần hoàn máu và gây xơ cứng động mạch.
Bài tập hiệu quả nhất để ngăn ngừa xơ cứng động mạch là cardio. Các bài tập được khuyến nghị bao gồm đi bộ nhanh, đạp xe, đi bộ dưới nước... trong 30 phút mỗi ngày.
Mặc dù tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng Tiến sĩ Masaaki Bando vẫn nhắc nhở mọi người nên tập theo tình trạng sức khỏe của mình. Nếu đột ngột tập cường độ cao sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Mẹ đổ bia chồng uống thừa vào bồn rửa bát: 30 phút sau bồn sáng loáng, hết luôn vết bẩn
Công nhận bia không chỉ dùng cho các ông chồng nhậu nhẹt đâu mà còn giúp chị em mình trong khâu dọn dẹp nhà nữa đấy ạ.