Bà lão bán đồng nát nuôi cháu gái ăn học, nhặt được cả gia tài nhưng không tham một đồng nào…

Ở chợ Thành Nam, có một bà lão, mỗi ngày đều cầm một cái túi vải trong tay, đi nhặt mấy cọng rau mà người khác vứt đi ở trước quầy bán rau trong chợ. Bà lão này tên là Triệu Quế Chi, mọi người xung quanh đều biết bà là một người đáng thương. Chồng mất sớm, một mình bà vất vả cực khổ nuôi con trai trưởng thành…

10:23 20/09/2024

Con trai kết hôn được hai năm thì có cháu gái, nhưng khi cháu gái bà được 3 tuổi, con trai bà bị suy thận giai đoạn cuối. Con dâu vì vậy mà ly hôn với con trai bà, đứa con gái để lại cho chồng nuôi, vì vậy chỉ có một mình bà lão vất vả chăm sóc cho cả nhà. Vì không có tiền, bệnh tình của con trai cũng điều trị không hiệu quả, sau ba năm ly hôn, con trai bà qua đời.

Bà Triệu Quế Chi đã 70 tuổi, đi làm công cũng không ai thuê, chỉ có thể đi nhặt phế liệu đem bán lấy tiền nuôi sống mình và cháu gái. Mỗi sáng tinh mơ, bà đi ra chợ nhặt vài lá rau, dùng làm thức ăn cho cả ngày.

Ban ngày thì bà bới móc những thùng rác ở ngoài đường để tìm phế liệu, buổi tối mới vác đống phế liệu tìm được của một ngày đến chỗ thu mua bán lấy tiền.

Bận rộn suốt một ngày trời, lúc nhặt được nhiều có thể bán được 100 tệ, lúc ít thì cũng chỉ được 10 tệ mà thôi, bà lão và cháu gái sống nương tựa nhau. Tuổi đã cao nên bà thực sự rất lo sợ một ngày nào đó mình không còn trên đời nữa, cháu gái vẫn chưa lớn đã trở thành cô nhi, vì vậy nguyện vọng lớn nhất của bà chính là có thể sống được thêm vài năm nữa lo cho cháu gái trưởng thành.

Buổi sáng hôm đó, trên đường bà tay bồng tay bế cháu đến lớp mẫu giáo, cháu nói với bà là nhà trường kêu nộp học phí 500 tệ. Bà lão loay hoay moi từ trong túi ra những tờ tiền 10 tệ và 20 tệ, đếm đi đếm lại mấy lần, đến khi chắc chắn là 500 tệ rồi, mới đưa cho cháu gái, sau đó dặn cháu cất kỹ không được làm rơi, đến trường là phải nộp ngay cho cô giáo. Cháu gái bà vâng dạ phấn khởi vui mừng cầm tiền vào lớp học.

500 tệ đối với người khác có thể không là gì cả, nhưng đối với bà lão, đó là số tiền mà phải vất vả hơn nửa tháng mới kiếm được. Bà không biết mình có thể chu cấp cho cháu gái đi học đến lớp mấy, nhưng với hoàn cảnh trước mắt, đành phải đi một bước tính một bước thôi, chuyện của tương lai không ai biết trước được.

Vào một ngày bông tuyết bay khắp bầu trời, bà lão không ngừng bới móc trong đống rác vừa bẩn vừa thối, hy vọng có thể tìm được một cái vỏ chai, hoặc là một cái lon. Đến trưa, bà bới được hai cái bánh bao ngọt vừa lạnh vừa cứng, bà ăn cùng với một chai nước suối mang từ nhà đi, như vậy xem như là bữa trưa của bà rồi.

Chiều tối, bà lão vác một bao to đựng đầy ve chai lê bước, bà muốn vác đống ve chai mấy chục ký này đến chỗ thu mua phế liệu để bán, theo dự tính của bà thì có thể bán được 80 tệ. Tuyết càng lúc càng rơi nhiều, trên đầu và trên vai bà lão trắng xóa một màu tuyết, trông bà giống như một bức tượng màu trắng đang di chuyển.

Bán xong bà đi về nhà, trong túi có 75 tệ (240 ngàn) do bà kiếm vất vả cả ngày, bà lão rất hài lòng, lúc này trời dần dần tối hẳn lại.

  

Ngoài đường thưa thớt người qua lại, có lẽ mọi người đều đã tan ca đi về nhà rồi, đèn đường bắt đầu bật sáng lên, phát ra ánh đèn vàng le lói. Bà lão đang trên đường đi về nhà, đột nhiên nhìn thấy bên đường có một cái ví da màu đen, cái ví bị tuyết che phủ lên trên, nếu không phải vì bà đi chậm, thì chắc cũng không phát hiện ra.

Bà lão bước tới nhặt cái ví da lên, lấy tay phủi lớp tuyết bên trên, cái ví rất dày, và còn hơi nặng tay nữa, nhìn kiểu dáng của cái ví bà đoán chắc nó rất đáng giá. Bà mở ví ra xem, không ngờ bên trong lại là nhiều xấp tiền mặt, bà lão đếm qua, số tiền vừa tròn 100 ngàn tệ (330 triệu)! Phản ứng đầu tiên của bà là “bị mất nhiều tiền như vậy, người đánh rơi tiền sẽ chắc chắn rất sốt ruột”.

Bà lão cầm cái ví trong tay không biết nên xử lý thế nào, nghĩ bụng chắc cái ví này vừa mới bị đánh rơi thôi, nếu không đã bị chôn trong đống tuyết lâu rồi. Nếu là mới đánh rơi, nói không chừng người đánh rơi tiền sẽ lập tức quay lại tìm, thế là bà lão đứng ở bên lề đường chờ đợi người đánh rơi tiền.

Mười mấy phút sau, có một chiếc xe rất sang trọng đang chạy trên đường một cách chậm rãi, tài xế của chiếc xe đó còn không ngừng ngó nghiêng hai bên đường, giống như đang tìm thứ gì đó. Lúc này, bà lão cũng để ý thấy chiếc xe này, mà tài xế cũng nhìn thấy có một bà lão đứng ở ngoài đường trông rất kỳ lạ. Tài xế lái xe chạy qua đó, mở cửa kính ra và hỏi: “Bà ơi, bà đứng ở đây có nhìn thấy một cái ví da không?”.

“Ví da trông như thế nào, cậu có thể miêu tả được không?”, bà hỏi lại.

Tài xế vừa nghe liền biết ngay là bà lão đã nhìn thấy cái ví, mặt nở nụ cười nói: “Chính là một cái ví da màu đen, kích cỡ khoảng chừng này, và còn…”

Tài xế vừa miêu tả vừa hình dung hình dáng của cái ví, hình dung một cách chi tiết, bà lão nghe xong khẳng định tài xế này chính là người đánh rơi tiền, sau đó lấy cái ví từ trong túi vải của bà ra, đưa cho người đàn ông đánh rơi tiền.

Người đàn ông vui mừng nhận lại ví, nhìn một cái liền nhận ra là ví của mình, sau đó ông mở ví ra, rồi đột nhiên biến đổi sắc mặt, nói một cách lạnh lùng: “Không đúng, trong này của tôi có 200 ngàn mà (660 triệu đồng), sao chỉ còn lại 100 ngàn thôi vậy?”.

“Không thể nào, tôi không lấy một đồng nào trong ví cả, tôi chỉ mở ra xem bên trong có gì mà thôi, tôi thực sự không lấy. Nếu tôi muốn lấy, tôi vốn dĩ không cần phải đứng ở đây đợi ông quay lại”, bà lão vội vàng giải thích.

“Ai biết bà có ý đồ gì chứ, chỗ tôi bị thiếu mất 100 ngàn, không phải bà lấy thì còn có thể là ai hả?”, người đàn ông này giống như khẳng định rằng bà lão chính là người lấy mất 100 ngàn.

Bà lão có nói gì với ông ấy cũng không được, người đàn ông này buộc bà lão phải giao trả 100 ngàn đã lấy trộm. Bà lão hốt hoảng đến suýt khóc, bà moi 75 đồng ở trong túi ra và nói: “Tôi chỉ có chừng này tiền, một bà lão đi nhặt đồng nát như tôi thì làm gì có 100 ngàn chứ, cho dù có giết tôi thì tôi cũng không có đâu”.

Bà lão nói bằng giọng van xin người đàn ông, chỉ thiếu không quỳ gối vái lạy ông ấy thôi. Lúc này, một cô gái hơn 20 tuổi tay cầm chiếc ô bước tới, nhìn thấy một bà lão rách rưới đáng thương, liền nói với người đánh rơi tiền: “Ba, có chuyện gì vậy? Bà lão này làm sao vậy hả?”.

Người đàn ông nghe con gái hỏi vậy liền ngượng đỏ cả mặt, im lặng không nói câu nào, cô gái lại quay sang nhìn bà Triệu Quế Chi.

“Cô gái, chuyện là thế này, lúc nãy tôi nhìn thấy ví da của ba cô ở trên đường, tôi không lấy một đồng nào ở trong ví cả, nhưng ba cô nói là thiếu mất 100 ngàn, cô gái, tôi thực sự không lấy, nếu bà già này mà nói lời giả dối, thì tôi sẽ bị sấm sét đánh chết, chết không được yên!”.

“Bà ơi, bà đừng nói như vậy, cháu sợ tổn thọ lắm, cháu vẫn còn chưa sống đủ đâu! Cháu tin lời bà nói, là ba cháu đã đổ oan cho bà rồi”, cô gái an ủi bà lão.

“Ba ơi, ba sao vậy hả, vẫn chưa già mà đã hay quên vậy rồi, chẳng phải buổi chiều hôm nay ba đến chỗ ông chủ Lý mua hàng hết 110 ngàn hay sao? Vậy 200 ngàn thì còn lại 90 ngàn là đúng rồi”, cô gái trách móc ba mình.

“Ờ… ờ… ờ… xin lỗi nha, tôi quên mất, đúng thật là… Buổi chiều đúng là tôi có giao dịch một vụ làm ăn, trong ví chỉ còn 90 ngàn tiền mặt thôi, ôi sao lại có thêm 10 ngàn vậy hả?” – Người đàn ông này nghe xong lời con gái mình nói đột nhiên nghĩ ra điều gì đó, biết được ý của con gái, cho nên đã xin lỗi bà lão.

  

Lúc này, cô gái nháy mắt với ba mình, ba cô hiểu ý, mở ví ra lấy 10 ngàn tệ (33 triệu) nhét vào tay bà lão, nói rằng: “Bà ơi, trong ví của tôi chỉ có 90 ngàn mà thôi, 10 ngàn còn thừa không phải là của tôi, tôi có bao nhiêu thì nhận lại bấy nhiêu thôi, số còn lại tôi không lấy, bà nhận lấy đi”.

“Vậy chào bà nha, bọn cháu về đây, tuyết rơi nhiều như vậy, bà mau về nhà đi!”, cô gái bước lên xe, mở cửa sổ xe ra nói với bà lão một câu, rồi xe chạy đi luôn, bỏ lại sau lưng là một bà lão chưa kịp phản ứng gì cả.

Bà lão giơ 10 ngàn đồng lên, trong khóe mắt là những giọt nước mắt long lanh, giống như một đứa trẻ con vậy, lúc này chắc bà đã hiểu rõ chuyện gì rồi.

Bà lão bước đi trong đêm đông tuyết bay mù mịt, nhưng trong lòng vô cùng ấm ấp. Khi về đến nhà, đứa cháu gái hỏi bà: “Sao hôm nay bà nội về trễ vậy?”. Bà lão trả lời: “Bà vừa mới gặp được một người tốt bụng, ông ấy gặp phải một chút rắc rối, bà ra tay giúp đỡ, cho nên mới về trễ đó”. Đứa cháu gái giơ ngón cái ra với bà: “Bà nội thật tuyệt!”.

Tags:
Du học thạc sĩ ở Mỹ về Việt Nam phải chạy thêm xe ôm kiếm sống

Du học thạc sĩ ở Mỹ về Việt Nam phải chạy thêm xe ôm kiếm sống

Người sử dụng mang xã hội tại Việt Nam đang chia sẻ một bài trên báo Thanh Niên về anh Phạm Quốc Thái, 26 tuổi, một trong sáu người được chọn đưa đi Mỹ học thạc sĩ theo đề án “Đô Thị Thông Minh”.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất