Du học thạc sĩ ở Mỹ về Việt Nam phải chạy thêm xe ôm kiếm sống
Người sử dụng mang xã hội tại Việt Nam đang chia sẻ một bài trên báo Thanh Niên về anh Phạm Quốc Thái, 26 tuổi, một trong sáu người được chọn đưa đi Mỹ học thạc sĩ theo đề án “Đô Thị Thông Minh”.
04:33 20/09/2024
Câu chuyện “lãng phí nhân tài” về trường hợp của anh Phạm Quốc Thái từng được Thanh Niên đăng tải và nhận về ý kiến đa chiều của cư dân mạng. Cụ thể, anh Thái là một trong 6 người được cấp học bổng du học tại trường đại học Arizona (Mỹ) trong 1 năm. Anh học Thạc sĩ chuyên ngành xây dựng và nhận bằng tốt nghiệp danh giá.
Sau đó, anh Thái về nước và cứ nghĩ sẽ có mức lương cao, hoặc ít ra sẽ đủ sống ở thành phố. Tuy nhiên, cầm tấm bằng thạc sĩ xây dựng ở Mỹ về Việt Nam, anh lại được phân bổ một chuyên ngành khác với những gì đã được học. Không chỉ vậy, mức lương của anh nhận được chỉ là… 3,9 triệu đồng/tháng trong khi có bằng thạc sĩ danh giá. Với đồng lương này, việc sinh sống ở Sài Gòn là điều khó khăn, thậm chí lương phục vụ nhà hàng, quán ăn có khi còn cao hơn thế.
(Ảnh Thanh Niên)
Gánh nặng cơm áo khiến anh Thái phải tìm thêm một công việc khác để trang trải chi tiêu. Với tấm bằng thạc sĩ ở Mỹ, có thời điểm anh kỹ sư xây dựng phải chạy xe ôm công nghệ để có thêm thu nhập. Chia sẻ trên Thanh Niên, anh cho biết bản thân từng nghĩ sẽ nhận mức lương ít nhất là 10 triệu đồng/tháng nhưng không ngờ cái kết lại là điều chưa bao giờ lường đến.
Anh Thái mở lớp dạy thêm cho sinh viên. (Ảnh Thanh Niên)
(Ảnh Thanh Niên)
Câu chuyện của anh Thái đã nhanh chóng nhận về nhiều ý kiến đa chiều của cư dân mạng. Có ý kiến cho rằng tại sao anh không xin vào làm ở các tập đoàn quốc tế hoặc công ty khác có mức lương tương xứng với năng lực của bản thân. Tuy nhiên, cũng có bình luận cho rằng anh Thái được tài trợ để du học nên sau khi tốt nghiệp phải cam kết làm trong một khoảng thời gian nhất định.
Một điều đặc biệt ở anh chàng này là không ngại mặc lên bộ đồ xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập, chấp nhận gạt bỏ cái tôi là thạc sĩ ở Mỹ. Có thể anh chua chát, bất đắc chí khi phải rơi vào tình cảnh này nhưng gánh nặng mưu sinh đã dồn anh kỹ sư vào đường cùng, nếu không tìm cách tự cứu mình thì chỉ có đói. Ngoài ra, cũng có bình luận cho rằng tổ chức cho anh Thái du học Mỹ nên sử dụng người tài đúng môi trường, đúng việc để không bị lãng phí. Công sức học hỏi, nghiên cứu của những du học sinh cần được trọng dụng để họ có thể đóng góp cho xã hội.
Ở quốc gia Châu Âu này: Túi “hàng hiệu“ bày la liệt dưới đất, áo mới tinh giá 25.000 đồng, tin được không?
Người phụ nữ Việt ở Đức đã có những chia sẻ dí dỏm về chuyến đi tham quan chợ giời ở Italy.