70% người Việt xả nước không đậy nắp bồn cầu: Vi khuẩn "bắn pháo hoa" đầy người cũng chẳng biết
Từ ngày có bồn cầu, việc đi vệ sinh của mọi người tiện lợi hơn hẳn, chỉ cần ấn nút xả nước là xong.
13:02 14/11/2023
Tuy nhiên, mọi người thường mắc một sai lầm to lớn, đó là không đậy nắp bồn cầu trước khi ấn nút xả, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo thí nghiệm của một công ty ở Anh, từ hình ảnh mà camera tốc độ cao đã cho thấy, khi ấn nút xả mà không đậy nắp bồn cầu chẳng khác gì màn bắn pháo hoa kinh dị. Vậy có nghĩa là những gì mọi người không thấy rõ không phải là không tồn tại. Điều làm mọi người hoảng hồn hơn, đó là nước bẩn từ bồn cầu có thể văng xa 1,8m, ẩn chứa biết bao vi khuẩn. Mỗi lần nước bẩn văng hoàn toàn có thể dính vào những vật dụng được đặt trong nhà tắm như khăn, lược, bàn chải đánh răng… và kể cả da người khi còn đứng gần khu vực đang xả nước.
Điều này không nói suông, mà đã có một nghiên cứu chứng minh, khoảng 200 triệu vi khuẩn bám trên 6,5 cm2 diện tính da bàn tay thông qua bồn cầu và những loại vi khuẩn này còn có tốc độ sinh sôi, lây lan chóng mặt. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây ra các bệnh về da liễu, nặng hơn là hô hấp, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng ngày càng tồi tệ hơn, thậm chí đe dọa tính mạng. Vậy nên, mọi người cần rút kinh nghiệm, hãy tập thói quen đậy nắp bồn cầu trước khi ẩn nút xả nha.
Ảnh minh họa - Nguồn: Phunutoday
Ngoài ra, còn một số sai lầm khác khi sử dụng nhà vệ sinh mà mọi người cũng nên bỏ sớm, để tránh hậu quả khôn lường.
Ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu
Nhiều người có tật đem điện thoại vào nhà vệ sinh, ngồi rất lâu để lướt web, nghe nhạc, nhất là các quý ông. Hậu quả là không chỉ khiến vi khuẩn bám lên điện thoại, lên người, mà việc ngồi lâu cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ phổ biến.
Đi chân trần khi sử dụng nhà vệ sinh
Không riêng gì khi xả bồn cầu, mà môi trường nhà vệ sinh luôn ẩm ướt cũng là điều kiện tốt để vi khuẩn sinh sôi. Vậy nên, mọi người nên chuẩn bị đôi dép để sử dụng mỗi khi đi vào nhà vệ sinh, tuyệt đối không được đi chân trần. Đây là cách hạn chế tối đa vi khuẩn bám lên cơ thể thông qua bàn chân, đồng nghĩa không mang vi khuẩn đi khắp nhà rồi vô tình gây bệnh cho người thân khác.
Đặt giấy vệ sinh lên bồn cầu
Nhiều người thường lót giấy vệ sinh lên bồn cầu vì nghĩ như thế sẽ sạch sẽ hơn, nhất là khi đi nhà vệ sinh công cộng nhưng thực chất việc làm này chỉ tốn thời gian và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Theo ông Raymond Martin - Giám đốc điều hành Hiệp hội Toilet Anh Quốc (BTA), việc đặt giấy vệ sinh lên bệ ngồi làm tăng diện tích tiếp xúc của vi khuẩn với da người lên cấp số nhân. Lý do là bản thân bồn cầu đã chứa rất nhiều vi khuẩn rồi, giấy vệ sinh khi được để trong nhà vệ sinh sẽ có lượng vi khuẩn, mầm bệnh nhiều tương đương, lấy đặt lên bồn cầu chỉ hại càng thêm hại.
Dọn dẹp nhà vệ sinh nhưng không dùng găng tay và khẩu trang
Đã nói nhà vệ sinh có hàng triệu vi khuẩn, vậy mà mỗi lần dọn dẹp mấy ai nhớ đeo khẩu trang và găng tay. Hậu quả tự hít lấy hít để hóa chất, cộng thêm vi khuẩn bám vào người nên nguy cơ đổ bệnh ngày càng cao. Ví thế, mọi người mang “đồ nghề” cẩn thận trước khi dọn dẹp vẫn hơn, đừng để bệnh rồi hối hận nhé.
Cơn sốt gạo Séng cù xanh, đừng dại mua, bị lừa tốn tiền lại còn có nguy cơ rước bệnh
Séng cù là loại gạo được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta như Mường Khường (Lào Cai), Yên Bái, Điện Biên...