Vì sao chi phí y tế là nỗi đau đầu của nhiều người Mỹ

Một người tầng lớp cận trung lưu thường rơi vào cảnh phá sản nếu chẳng may lâm bệnh nặng.

17:29 22/03/2024

Đôi khi tôi đọc những lời bình luận so sánh cuộc sống ở Mỹ và Việt Nam, tôi có thấy những bình luận kiểu như: "Bên đấy y tế miễn phí" mà đau cả lòng. Tuy vậy, khi nghe những lời đồn đoán về chi phí y tế 20 tỷ đồng cho cái chân gãy của một ca sĩ Việt Nam sang Mỹ lưu diễn tôi lại cười.

Hệ thống chi trả chi phí y tế của Mỹ có thể nói là hơi giống Việt Nam, chỉ có điều là hệ thống bảo hiểm y tế hoàn thiện hơn. Đại khái, mỗi người có các khả năng như sau:

Hệ thống y tế Mỹ lãng phí 750 tỉ USD mỗi năm - Tuổi Trẻ Online

- Thu nhập thấp và đủ điều kiện để nhận trợ cấp y tế Medicare, MediCal (ở California).

- Mua bảo hiểm chung với nơi làm việc, tự mua bảo hiểm, mua bảo hiểm thông qua các chương trình của chính phủ như Covered California, và không có bảo hiểm.

Điều đáng nói hơn là liệu bảo hiểm sẽ chi những gì? Chương trình Medicare, MediCal thì người có bảo hiểm không phải chi trả gì cả, tuy vậy có một số thứ Medicare sẽ không chi trả. Người có bảo hiểm thì tùy loại, tùy bệnh, tùy thời điểm, và tùy vị trí địa lý mà có thể phải trả những khoản tiền khá lớn khi bệnh tật. Còn bị bệnh nhẹ thì thường là sẽ phải chỉ trả "copay", tức khoảng 25- 35 USD cho mỗi lần đi bác sĩ.

Còn những ai không có bảo hiểm thì "thôi rồi". Tuy vậy, Mỹ có một quy định, đó là phòng cấp cứu ở các bệnh viện không được từ chối khám cho người bệnh. Vì vậy ở Mỹ các phòng cấp cứu thường có rất nhiều người chờ đợi để khám bệnh, dù rất nhiều người không có vấn đề nặng nề và hoàn toàn có thể đi khám ở nơi khác.

Và cũng vì thế nên chi phí tới khám ở các phòng cấp cứu là cực cao. Nguyên nhân là vì bệnh viện phải thu phí ở những người có bảo hiểm hay có tiền để bù cho những người thuộc hạng "deadbeat", tức những người "nghèo mạt rệp", chỉ có thể đi vào phòng cấp cứu rồi quỵt tiền, chứ không có bác sĩ nào chịu chữa cho.

Chi Phí Y Tế Ở Mỹ Và Các Kiến Thức Có Thể Bạn Nên Biết

Vậy thực tế thì chi phí chữa bệnh nếu không có bảo hiểm như thế nào? Mỗi lần gặp bác sĩ sẽ có giá chừng 350- 400 USD cho một cuộc gặp chừng 10 phút. Giá một ca đẻ thông thường là khoảng 20 nghìn USD, đẻ mổ chi phí sẽ cao hơn nữa.

Còn gãy chân thì tùy loại chấn thương, nhưng nếu quả thực là gãy ống quyển và phải bó bột, tập vật lý trị liệu và theo dõi thì chắc khoảng 100 nghìn USD. Ngay cả nguyên quá trình điều trị ung thư của một đại gia miền Tây khi bà ấy qua Mỹ cũng "chỉ" khoảng 200 nghìn USD. Nói cách khác, món tiền 850 nghìn USD cho cái chân gãy chỉ là ở trong tưởng tượng.

Tuy vậy, chi phí y tế là một trong những nguyên nhân thường gặp trong các vụ phá sản cá nhân. Việc này thường xảy ra với người ở tầng lớp trung lưu nghèo, bảo hiểm có nhưng không nhiều, và mắc phải một căn bệnh nặng.

Đại khái là một người chỉ có khả năng mua một gói bảo hiểm chi trả 50% chi phí y tế. Người đó chẳng may bị bệnh hay bị tai nạn và tổng chi phí là 200 nghìn USD. Sau khi bảo hiểm thanh toán, thì phần còn lại người đó phải trả 100 nghìn USD. Một người ở tầng lớp trung lưu nghèo mà lâm vào tình trạng đó thì phá sản là khó tránh khỏi.

Bảo hiểm y tế vì vậy được xem như là phần đau đầu nhất với những người sống ở Mỹ. Những ai "đủ nghèo" và "có diện" sẽ tìm mọi cách để tiếp tục nghèo nhằm hưởng Medicare.

Những ai không xin được Medicare thì phải đi làm cho các công ty có chính sách phúc lợi bao gồm bảo hiểm y tế, hay là vợ hay chồng trong một gia đình phải làm như vậy.

Trong vòng hơn 10 năm nay, đạo luật Obamacare bắt đầu có hiệu lực và những người không có khả năng mua bảo hiểm trước kia đã được chính phủ trợ giúp rất nhiều để có thể mua bảo hiểm. Tuy vậy, điều này cũng tùy vào từng tiểu bang khác nhau, mà tiểu bang California là hào phóng bậc nhất trong việc giúp đỡ người dân mua bảo hiểm.

Chính vì vậy nên ai sang Mỹ du lịch, công tác... cũng nên mua bảo hiểm. Các gói bảo hiểm y tế khi đi du lịch cũng khá nhiều và có thể giúp chi trả một phần lớn các chi phí y tế. Một vụ tai nạn khiến chân bị rách và chảy máu chắc phải cần ít nhất là 10 nghìn USD để cấp cứu, nhưng bảo hiểm y tế có thể giúp bạn trả một phần khá lớn trong số đó.

Còn những vấn đề y tế không cấp bách thì ở Việt Nam có thể làm được với chi phí thấp hơn rất nhiều. Các Việt kiều ít tiền, ít bảo hiểm hay muốn tiết kiệm vì vậy hay về Việt Nam để làm răng, khám tổng quát, thay khớp gối, thậm chí là chữa vô sinh. Cái này gọi là dịch vụ du lịch y tế mà Thái Lan thuộc hàng dẫn đầu.

Việt Nam cũng bắt đầu tham gia thị trường này, và đây cũng là một điều đáng khuyến khích.

Độc giả Khanh Huỳnh hiện là luật sư nhiều năm kinh nghiệm, đang sinh sống và làm việc tại Mỹ.

Tags:
Kể từ nay trở đi: 3 tuổi ăn lộc Tổ Tiên tiền vào như nước, 1 tuổi đặc lộc đếm tiền mỏi tay

Kể từ nay trở đi: 3 tuổi ăn lộc Tổ Tiên tiền vào như nước, 1 tuổi đặc lộc đếm tiền mỏi tay

Tử vi cho biết những người tuổi Sửu cả đời tương đối may mắn, họ luôn hoàn thành tốt mọi việc, vui vẻ và hướng ngoại, sôi nổi và nhiệt tình, có ý thức chuyên nghiệp cao.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất