Vì sao bố mẹ sinh trong thời khó vẫn nhà xe đủ cả, giới trẻ đi làm quanh năm có người chẳng đủ ăn, nợ nần chồng chất
Cuộc sống của mỗi người là do chính người đó làm chủ. Nếu như có thể quản lý tốt chi tiêu của bản thân, tích cực kiếm tiền, tiết kiệm, bạn sẽ có cuộc sống đủ đầy hơn về vật chất. Ngược lại, nhiều người lại có thói quen kiếm 10 đồng nhưng tiêu hết 10 đồng, thậm chí còn phải vay nợ để sống… qua ngày.
09:21 08/07/2024
Chắc chắn có 1 điều nhiều người tự hỏi: Tại sao bố mẹ chúng ta sinh ra trong thời kỳ khó khăn lại có cuộc sống ổn định, nhà xe đủ đầy, lo cho con cái ăn học đàng hoàng, thành đạt. Thế mà thế hệ trẻ ngày nay nhiều người lại rơi vào hoàn cảnh làm quần quật vẫn chỉ đủ ăn, có người còn vướng phải nợ nần. Vậy lý do là gì?
Bố mẹ có thói quen tiết kiệm từ nhỏ
Nhìn lại thế hệ bố mẹ chúng ta, những người hiện tại đã ở ngưỡng trung niên, họ đều là những người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn. Thời ấy, công ăn việc làm còn hạn chế, không có nhiều nghề nghiệp mới và tiềm năng như hiện tại. Bố mẹ chúng ta nếu không có cơ hội trở thành công chức nhà nước thì thường là lao động phổ thông, đồng lương cũng không hề cao.
Cuộc sống vất vả từ nhỏ tôi luyện cho họ bản lĩnh của cả 1 thế hệ. Từ nhỏ, bố mẹ chúng ta đã có thói quen tiết kiệm và kiểm soát tài chính chặt chẽ. Họ sẽ chi tiền vào những việc chính đáng, hiếm khi xa hoa, lãng phí hay hưởng thụ.
Có những người sở hữu cuộc sống ổn định, lương khá cao cũng tập trung tích cóp tiền của để xây nhà, mua xe, nuôi các con khôn lớn trưởng thành. Họ đã quen với việc tự nấu cơm ăn tại nhà, không ăn nhà hàng, mua những bộ quần áo giá bình dân, nếu thiếu tiền cùng lắm chỉ vay tạm anh em trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết.
Nói chung, thế hệ bố mẹ chúng ta lấy tiết kiệm làm đầu, cả đời sống bằng 2 chữ “chắt chiu”, không khi nào lãng phí, không nghĩ cho bản thân mình. Họ chỉ mong sao có được mái nhà ấm cúng để sinh sống, có phương tiện đi lại đàng hoàng, con cái đều được học hành, nên cơ nghiệp.
Thế hệ trẻ chăm chỉ làm cả năm vẫn “thiếu ăn”
Trái ngược với thế hệ bố mẹ chúng ta, giới trẻ hiện tại lại có cuộc sống khác hẳn. Nhiều người trẻ rơi vào hoàn cảnh khốn khó chỉ vì không biết cách quản lý chi tiêu mặc dù hàng ngày họ vẫn chăm chỉ đi làm, kiếm tiền.
Chúng ta có nhiều công việc tiềm năng để theo đuổi, nếu thất nghiệp cũng không lo không kiếm được 1 công việc tạm thời làm ra tiền. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn chỉ đủ ăn đủ tiêu, thậm chí còn không đủ tiền sinh hoạt hàng tháng.
Cuộc sống phát triển kéo theo nhiều vấn đề tạo áp lực cho thế hệ trẻ. Điển hình có lẽ phải kể tới vật giá leo thang, chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn xưa rất nhiều. Điều này khiến nhiều người trẻ thêm chật vật, nhất là những người phải tự lực cánh sinh, tự lo cuộc sống của mình.
Không chỉ vậy, không phải người trẻ nào cũng kiếm đủ tiền mua đất, mua nhà bởi giá đất, chi phí thi công, xây dựng… cũng ngày càng tăng cao. Trên thực tế, nhiều người đi làm nhiều năm cũng không tích đủ tiền xây nhà, có khi đến tuổi trung niên mới an cư lạc nghiệp.
Hiện tại khác với quá khứ ở chỗ, nhiều địa điểm, hình thức giải trí khác nhau mọc lên như nấm thu hút người trẻ. Đây là 1 trong những lý do khiến họ làm vất vả cả năm vẫn chỉ đủ tiền tiêu, không có tiền tích cóp. Giới trẻ kiếm ra tiền nhưng cũng có nhu cầu chi tiêu lớn, không có kế hoạch tiết kiệm bài bản và chặt chẽ. Họ sẵn sàng bỏ tiền vào những thú vui sang chảnh, những cuộc gặp gỡ thâu đêm suốt sáng để kết bạn, hẹn hò…
Thói quen chi tiêu vô độ, không có kế hoạch tiết kiệm là điều quan trọng, đáng báo động với nhiều người trẻ. Thực trạng này khiến các bạn trẻ kiếm bao nhiêu tiền đều “đổ sông đổ bể” bấy nhiêu, đến khi về già nhìn lại bản thân vẫn sống trong sự túng thiếu.
Hơn nữa, nhiều người còn coi nhẹ việc vay nợ, thậm chí là vay lãi nếu gặp khó khăn tài chính. Thói quen sống tiêu trước trả sau khiến họ đi sâu vào con đường vay nợ, lãi nọ lại sinh ra lãi kia trở thành 1 vòng lặp tiêu rồi lại trả nợ mãi mà không dứt.
Nhìn chung, thói quen chi tiêu và tiết kiệm ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình tài chính của bạn. Dù sinh ra trong thời đại nào, tiết kiệm để phòng thân vẫn là điều đáng lưu tâm.
Theo Baidu
Tại sao cùng 1 quãng đuờng và đi hết cùng một thời gian nhưng lúc đi ta lại có cảm giác lâu hơn lúc về?
Ta luôn giật mình thốt ra rằng "Ơ, đã về đến nhà rồi à!".