Vào mùa đông, chăn bông có mùi khó chịu, làm theo cách này, mùi hôi biến mất nhanh chóng mà không cần giặt
Vào mùa đông, không thể thiếu các loại chăn dày để giữ ấm cơ thể khi ngủ.
13:01 25/10/2023
Tuy nhiên, trước đó do không có nhu cầu sử dụng nên nhiều gia đình thường cất đi. Mặc dù được bảo quản cẩn thận nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc chăn có mùi khó chịu.
Các loại chăn mỏng dễ dàng giặt giũ và phơi khô nhưng đối với các loại chăn như chăn bông, chăn len... việc giặt giũ không hề đơn giản. Vậy, khi các loại chăn này có mùi hôi, có cách nào khử mùi thuận lợi và đơn giản không?
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn loại bỏ mùi trên chăn dày vào mùa đông:
1. Chăn bông
Chăn bông tự nhiên được làm từ hoa của cây bông nên khá an toàn cho sức khỏe người dùng. Đặc tính của chăn bông là thoáng, không bí, thấm hút tốt, giữ nhiệt, kháng khuẩn không gây kích ứng da. Chính vì vậy, chăn bông đem đến cảm giác thoải mái, ấm áp và có giá cả phải chăng, được nhiều người tin dùng.
Tuy nhiên, chính vì bản chất tự nhiên của nó, nên chăn rất dễ thu hút sâu bướm và nấm mốc, và nó cũng là loại dễ hút ẩm nhất. Nếu có chăn bông trong nhà, bạn cần phải có biện pháp bảo quản cẩn thận cũng như loại bỏ mùi khó chịu thường xuyên.
Phương pháp: Mỗi khi mua đồ ăn vặt... trong túi đựng các sản phẩm trên thường có gói hút ẩm. Bạn hãy thu gom các gói hút ẩm này lại, đừng vứt bỏ bởi chúng ta có thể sử dụng chúng trong việc bảo quản chăn bông rất tốt. Hơn nữa, dùng gói hút ẩm để loại bỏ mùi hôi của chăn bông cũng khá hiệu quả. Bạn chỉ cần cho những gói hút ẩm này vào chăn bông đã gấp và bọc chúng lại trong túi nilon trong một vài ngày. Mùi hôi khó chịu trong chăn sẽ được những gói hút ẩm hấp thụ và biến mất.
Lưu ý: Gói hút ẩm nên được phân phối càng nhiều càng tốt, theo từng lớp, không phải một vài miếng, sẽ đem lại hiệu quả tốt mà không lãng phí.
2. Chăn lông vũ
Chăn lông vũ được làm từ lông các loài gia cầm như ngỗng hoặc vịt. Đặc tính của chăn lông vũ là rất mềm mại, nhẹ và ấm nhất trong số các loại ruột chăn. Bên trong chăn có rất nhiều lỗ nhỏ nên không khí lưu thông tốt, thoáng mát mà vẫn giữ ấm tốt. Tuy nhiên, do làm từ các sợi lông nên chăn sẽ có mùi tương đối nồng nếu không được vệ sinh thường xuyên.
Để hạn chế việc chăn bị ẩm sinh ra nấm mốc và mùi hôi, thỉnh thoảng bạn nên đem chăn ra phơi nắng (không nên phơi dưới nắng gắt) hoặc mở cửa sổ vài giờ một ngày để chăn hết ẩm. Tuy nhiên, nếu trời ít nắng hoặc có mây liên tục trong nhiều ngày thì bạn nên làm theo hướng dẫn sau:
Cách làm: Nếu muốn khử mùi chăn ga gối đệm vào những ngày nhiều mây, bạn chỉ cần chuẩn bị những lát chanh và một bình tưới. Cho các lát chanh vào bình tưới, đổ vào một lượng nước thích hợp, lắc mạnh. Vậy là bạn đã có một chai nước chanh sẵn sàng để sử dụng. Hãy đem chăn ra chỗ thoáng và vỗ mạnh, sau đó xịt nước chanh rồi để khô qua đêm để khử mùi hôi.
3. Chăn len
Chăn len với kết cấu dày dặn nên giữ nhiệt tốt, được làm từ chất liệu tự nhiên nên không có mùi khó chịu như chăn bông. Xơ len tự nhiên còn bảo vệ làn da và thân thiện với thiên nhiên. Tuy nhiên, do đặc tính dày và hút ẩm tốt nên chăn cũng dễ bị mùi và nấm mốc. Mặt khác, chăn loại này cũng khó giặt giũ và phơi khô. Nếu không làm đúng cách dễ khiến chăn bị biếng dạng và nhanh hỏng.
Khi chăn len có mùi, bạn có thể áp dụng theo cách sau:
Chuẩn bị: Cồn, nước, bình tưới, bàn chải, túi đựng than tre, gạo rang vàng.
Cách làm: Pha loãng cồn và nước theo tỷ lệ 1: 1, đổ vào bình tưới, sau đó xịt đều lên chăn len để khử trùng.
Sau khi khử trùng ban đầu và làm bay hơi cồn, rắc gạo rang lên chăn len, sau đó gõ nhẹ. Tiếp theo, dùng bàn chải quét sạch bụi bẩn và vi khuẩn sẽ được hấp thụ bởi gạo rang vàng. Sau khi rũ bỏ sạch gạo rang, gập chăn len gọn gàng, cho vào túi than tre rồi cất đi, hai ngày sau mùi hôi sẽ biến mất.
Nồi cơm điện bị bẩn từ trong ra ngoài? Hướng dẫn bạn một mẹo nhỏ, chỉ sau vài phút là nồi lại sạch như mới
Nồi cơm điện ngày nay đã trở thành vật không thể thiếu trong gia đình, không những tiện lợi mà giá thành cũng rất phải chăng, phù hợp với kinh tế của mọi nhà.