Tỷ phú qua đời để lại tài sản 140.000 tỷ đồng, sau 16 năm số tiền vẫn để nguyên không ai thừa kế vì lý do lạ lùng chưa từng có
Các con của tỷ phú đã đau đầu tìm mọi cách nhưng không ai sử dụng được số tiền cha để lại.
04:37 29/09/2024
Vương Vĩnh Khánh (1917 - 2008) là một doanh nhân thành đạt người Đài Loan (Trung Quốc), từng được mệnh danh là Vua nhựa thế giới năm 2008. Tạp chí Forbes xếp ông là người giàu thứ 178 trên thế giới và là người giàu thứ 2 ở Đài Loan (Trung Quốc) trong cùng năm.
Năm 2008, ông đột ngột qua đời mà chưa kịp viết di chúc cũng như bàn giao lại gia sản khổng lồ của mình cho con cháu. Vị tỷ phú này đã gửi hơn 40 tỷ nhân dân tệ (gần 140.000 tỷ đồng) vào một ngân hàng Thụy Sĩ nhưng cho đến nay, những người thừa kế của ông không thể rút tiền.
Nguyên nhân của việc này là do chính sách bảo mật cao của ngân hàng quá nghiêm ngặt. Theo quy định, ngân hàng chỉ có phép chủ tài khoản chính chủ truy cập vào tài khoản tiền gửi.
Các con của ông đã nghĩ ra nhiều cách để lấy lại số tiền này. Cuối cùng, cách duy nhất mà ngân hàng đưa ra là họ phải trả 30 tỷ nhân dân tệ. Đây là thuế thừa kế trước khi rút tiền. Nếu không, họ sẽ phải cung cấp di chúc của Vương Vĩnh Khánh. Điều này là không thể vì ông qua đời đột ngột và không để lại giấy tờ gì.
Nếu phải trả 30 tỷ nhân dân tệ cho ngân hàng, điều này có nghĩa là 3/4 số tiền sẽ bị mất. Vì đây là một số tiền rất lớn nên các con của ông đã từ chối lời đề nghị.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin cho đến nay các con của Vương Vĩnh Khánh vẫn chưa tìm được cách lấy tiền mà không phải đóng thuế. 16 năm đã trôi qua, 40 tỷ nhân dân tệ vẫn bị đóng băng trong ngân hàng.
Vương Vĩnh Khánh sinh ra trong một gia đình trồng chè nghèo ở thành phố Tân Bắc, Đài Loan, Trung Quốc. Vì nhà quá khó khăn, ông phải bỏ học năm 15 tuổi. Quyết tâm thay đổi vận mệnh của chính mình, năm 16 tuổi, ông xin cha 200 nhân dân tệ để mở một cửa hàng bán gạo và thành công. Sau đó ông mở tiếp một nhà máy xay lúa.
Trong vòng chưa đầy 10 năm kinh doanh, Vương Vĩnh Khánh kiếm được lợi nhuận khổng lồ rồi đầu tư toàn bộ số tiền của mình vào bất động sản và kinh doanh gỗ. Sau đó, vào năm 1954, ông mở một công ty nhựa.
Năm 1978, công ty nhựa do ông điều hành có doanh thu 1 tỷ USD. Chỉ 2 năm sau, công ty đã trở thành nhà máy PVC lớn nhất thế giới. Sau thành công trong ngành nhựa, vị tỷ phú còn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang ngành công nghiệp điện tử và dầu mỏ.
Vương Vĩnh Khánh có tổng cộng 9 người con và 3 người vợ. Để tránh xung đột giữa các anh chị em, ông đã thành lập một quỹ tín thác ở nước ngoài. Tỷ phú để lại phần lớn tài sản trong quỹ này cho người nhà sử dụng. Hàng năm, các con ông được nhận một phần tiền từ quỹ tín thác. Phần gia sản còn lại chính là số tiền 140.000 tỷ đồng bị đóng băng trong ngân hàng Thụy Sĩ.
Dù vẫn chưa thể thừa kế khoản tiền kếch xù này từ cha nhưng các con của Vương Vĩnh Khánh vẫn thừa kế những tài sản khác, đặc biệt là cổ phần của công ty. Với nền tảng tốt từ gia đình, không ít người cũng tự lập nghiệp và thành công. Cher Wang, người sáng lập thương hiệu HTC chính là con gái của Vương Vĩnh Khánh. Tài sản của bà gây dựng được cho là còn lớn hơn cha và từng là người giàu nhất Đài Loan (Trung Quốc).
Tỷ phú gốc Việt khiến cả phố Wall phải kiêng dè Chính Chu: Sinh ra nghèo khó, 15 lần xin việc thất bại tới xây dựng đế chế riêng của mình
Nhắc đến Chính Chu, người ta nghĩ ngay đến tỷ phú gốc Việt khiến cả phố Wall phải kiêng dè. Sinh ra trong một gia đình nghèo với 6 anh chị em, nhưng bằng nỗ lực không ngừng cùng tài năng thiên bẩm, tỷ phú Chính Chu đã vươn lên trở thành tỷ phú gốc Việt giàu nhất tại Mỹ. Ông được báo chí đặt biệt danh là “người đàn ông đáng gờm” với vô số thương vụ triệu đô thành công.