Từng hàng ngày nhặt rác mưu sinh, cô bé với nụ cười tỏa nắng giờ thành thủ khoa đại học

Báo chí thế giới đã từng nói rất nhiều về bài phát biểu của một cô gái người Campuchia tên Sophy Ron tại giảng đường của Cao đẳng Trinity danh tiếng.

23:01 26/12/2022

Sophy lúc ấy với tư cách là thủ khoa đầu ra đã cho tất cả mọi người biết về quá khứ của mình, đặc biệt là hành trình khó tin của một cô bé lớn lên ở bãi rác cho đến sinh viên của một trong những ngôi trường lâu đời nhất tại Úc.

Câu chuyện lớn lên ở bãi rác của cô gái người Campuchia khiến nhiều người cảm động. (Ảnh: Cambodian Children’s Fund)

Sophy hiện tại đã có cuộc sống tốt đẹp hơn trước rất nhiều. (Ảnh: Cambodian Children’s Fund)

Trang tin của Quỹ Nhi Đồng Campuchia có viết, Sophy lần đầu tiên được biết đến thông qua những bức hình được chụp ở bãi rác Steung Meanchey ở Phnom Penh – một trong những bãi rác lớn nhất Đông Nam Á.

Cô bé 11 tuổi khi ấy mặc trên người một chiếc áo xanh được nhặt từ chính bãi rác này, đội mũ len màu cam, trên tay thì nắm chặt bao tải để thu thập những món đồ có thể bán lại được lấy tiền từ bãi rác. Thế nhưng giữa khung cảnh ấy, nụ cười rạng rỡ của Sophy đã thu hút sự chú ý của nhiếp ảnh gia và thế là hình ảnh của cô đã lan truyền nhanh chóng trên các mặt báo.

Bức ảnh cùng nụ cười tỏa nắng giúp Sophy đổi đời. (Ảnh: Cambodian Children’s Fund)

Ông Scott Neeson là người đã bắt được khoảnh khắc tuyệt đẹp đó của Sophy. (Ảnh: Cambodian Children’s Fund)

Không nhiều người ở trường học biết đến xuất phát điểm của Sophy, ngay cả những bạn cùng lớp. Nói trong bài phát biểu của mình, cô kể: “Mười năm trước, tôi là một cô bé không hiểu biết gì nhiều, chỉ giúp đỡ gia đình bằng cách nhặt rác trên một bãi rác bẩn thỉu mỗi ngày để kiếm tiền. Tôi làm điều đó 7 ngày trong tuần, từ sáng sớm cho đến khi tối muộn.”

Nơi mà Sophy cùng 8 người trong gia đình từng ở chỉ là một căn lều tạm được chắp vá, xiêu vẹo, xung quanh cũng toàn là rác. Các bữa ăn đều là đồ thừa bị người khác bỏ đi được cô tìm thấy trong đống rác. Mọi thứ dần trở nên quen thuộc đến nỗi, cô còn không nhận thấy bãi rác bốc mùi.

“Tôi ăn, ngủ và làm mọi thứ trên bãi rác. Tôi thậm chí còn không nhận ra nó có mùi cũng như không nhận thức được đó là một chỗ bẩn thỉu.” – Sophy nói.

Căn nhà lụp xụp nơi gia đình cô từng sinh sống. (Ảnh: Cambodian Children’s Fund)

Sophy đã kể lại quá khứ của mình trong buổi lễ tốt nghiệp. (Ảnh: Sanook)

Cô tiếp tục kể rằng số tiền lương ít ỏi của bố mẹ tại đồn điền cao su không đủ để cả gia đình lớn chi tiêu. Hôm nào may mắn, cô có thể kiếm được kha khá tiền từ bãi rác và cả nhà sẽ có gạo ăn. Chính cuộc sống như thế đã khiến Sophy chưa bao giờ nghĩ đến chuyện có thể được đi học.

Nhưng rồi cuộc đời của Sophy cũng bước sang trang mới khi ngay sau bức ảnh tại bãi rác trở nên viral, nhà sáng lập Quỹ Nhi Đồng Campuchia đã để ý đến cô: “Ông ấy hỏi tôi có muốn đi học tiếng Anh không? Khi ấy tôi còn chẳng biết tiếng Anh là gì nhưng vẫn nhanh chóng đồng ý. Tôi hạnh phúc khi ông ấy hứa sẽ giúp tôi đến trường.” – Sophy cho biết.

May mắn là tiền đề để Sophy đạt được thành công như hiện tại. (Ảnh: ABC News)

Cô được truyền thông săn đón sau khi chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của mình. (Ảnh: ABC News)

Nắm bắt lấy cơ hội lớn, Sophy không ngừng nỗ lực để hoàn thành chương trình học tập tại Campuchia. Cô còn xuất sắc giành được học bổng toàn phần của Cao đẳng Trinity, tốt nghiệp thủ khoa và tiếp tục có được học bổng toàn phần khác ở Đại học Melbourne, Úc.

Dù rất thích cuộc sống ở nước ngoài nhưng dự định của Sophy vẫn là về Campuchia để làm việc cho Quỹ Nhi Đồng. Bố mẹ cũng rất ủng hộ quyết định này của cô: “Tôi từng nghe bố nói là họ không có tiền để cho tôi thừa kế nên khuyến khích tôi và các em đi học để khiến họ tự hào… Họ không muốn tiền hay bất kì thứ gì từ tôi mà chỉ muốn tôi có một tương lai tươi sáng.” – Cô chia sẻ.

Cuộc sống của gia đình Sophy cũng đã có những thay đổi tích cực. (Ảnh: Cambodian Children’s Fund)

Giờ đây, cả nhà của Sophy đã không còn phải nhặt rác để mưu sinh nữa. Bố của cô đã có thu nhập khoảng 120 USD/tháng (hơn 2,7 triệu đồng) nhờ công việc lái xe tuk tuk. Còn các chị em của Sophy cũng được giúp đỡ đến trường và một tương lai tươi sáng cũng đang chờ đợi họ phía trước.

Phương châm sống của Sophy chính là “không bao giờ bỏ cuộc, dù bạn ở trong hoàn cảnh nào”. Câu chuyện của cô đã truyền nguồn cảm hứng cho rất nhiều người để họ có thể phấn đấu, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

Tags:
Cà phê bikini 'Cà phê lú' Của người Việt, cơn sốt cà phê lú mới nhất ở Mỹ

Cà phê bikini "Cà phê lú" Của người Việt, cơn sốt cà phê lú mới nhất ở Mỹ

một đoạn mà làm mình chú ý đó là cà phê Việt Nam là loại cà phê Robusta là loại cà phê thích hợp với khí hậu nóng và ẩm của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất