Trồng cây lưỡi hổ từ lá cực đơn giản: Vừa lọc sạch không khí vừa hút tài lộc vào nhà
Cây lưỡi hổ còn được mệnh danh là “lá phổi xanh” vì nó có khả năng lọc không khí, bụi bặm nên rất được nhiều người ưa trồng trong nhà.
14:03 21/01/2024
Cách nhân giống loại cây này cũng dễ không tưởng, chỉ từ một cây bạn có thể tạo ra nhiều “lá phổi xanh” cho không gian gia đình mình.
Cách nhân giống cây lưỡi hổ từ lá đơn giản
Cây lưỡi hổ là một loài cây khá đặc biệt, nó vừa có giá trị thẩm mỹ cao về việc trang trí không gian nhà cửa, mà cũng vừa là một loài cây phong thủy tượng trưng cho việc tài lộc, may mắn mang đến cho gia chủ.
Ngoài ra, cây lưỡi hổ có thể dùng để trị bệnh thông thường như ho, viêm họng,... Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc và dễ nhân giống. Đối với loài cây này, chúng ta có nhiều cách nhân giống khác nhau. Đặc biệt cách nhân giống cây lưỡi hổ khá đơn giản. Với cách làm này, bạn không cần phải chi tiêu thêm tiền để mua nhiều chậu cây mới, mà thay vào đó bạn vẫn có thể tự nhân giống ra nhiều cây hơn tại nhà.
+ Giâm lá trong nước
Đầu tiên, các bạn chọn lá cây lưỡi hổ mẹ khỏe mạnh, xanh tươi từ chậu cây và dùng kéo cắt sát phần gốc. Sau đó ta cắt lá cây đó thành nhiều đoạn có độ dài khoảng 5-7cm và nhớ phải cắt hình chữ V ngược ở phần đáy của những đoạn lá vừa cắt. Sau khi cắt xong, chúng ta để khô các đoạn lá giâm khoảng 2-3 ngày để làm khô và chai cứng các vết cắt. Bước tiếp theo, các bạn lấy các đoạn lá giâm vào các lọ hoặc bình chứa nước sạch sao cho ngập nước hết phần đáy hình chữ V ngược. Chúng ta đặt chúng ở nơi có ánh sáng mặt trời và thường xuyên thay nước khoảng vài ngày một lần. Sau thời gian từ 3-5 tuần, lúc này chị em sẽ thấy phần rễ mọc ra ở phần hom lá (phần chữ V ngược), nếu độ dài của rễ khoảng 3cm thì đây là lúc chúng ta lấy những đoạn giâm lá trồng vào một chậu đất mới rồi đấy. Hoặc có thể đặt vào một chậu nước mới thay vì chậu đất, cây lưỡi hổ mới vẫn có thể sống được.
+ Giâm lá trong đất
Với cách nhân giống cây lưỡi hổ từ lá này cũng tương tự như cách giâm lá trong nước như trên. Bạn vẫn chọn lá cây lưỡi hổ mẹ, xanh tươi, khỏe mạnh và cắt gốc lá ra khỏi chậu. Tiếp tục ta cắt lá mẹ thành nhiều đoạn ngắn rồi trồng hom vào chậu đất. Tiếp đến bước này các bạn phải nhớ tưới nước vừa đủ, không được tưới nhiều nước và để đất ẩm ướt quá nhiều. Cách này cũng giống với cách giâm lá trong nước, sau 3-5 tuần chị em sẽ quan sát thấy có rễ con mọc ra. Lấy những đoạn lá giâm này và trồng vào chậu mới.
+ Nhân giống bằng cách chia tách lá
Cách này thường sử dụng cho những cây lưỡi hổ già, trồng lâu, vì lúc này phần rễ cây sẽ mọc thành chùm. Chúng ta dùng kéo hoặc dao cắt và chia chùm rễ thành những nhánh rễ riêng, sao cho một nhánh rễ con đều có lá và cây con đi kèm. Và dùng những nhánh rễ con đó đi trồng vào những chậu cây mới là xong. Cách này tiết kiệm thời gian nhất nhưng chỉ thực hiện được khi cây mẹ là cây già, trồng lâu năm, lúc này cần tách những lá con ra chậu mới để dễ chăm sóc và mọc nhanh hơn.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Việc chăm sóc cây lưỡi hổ cần quan tâm đến các yếu tố và công việc như nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước tưới, bón phân và thời gian thay chậu.
- Nhiệt độ: Cây lưỡi hổ khá sợ rét vì vậy phải đặt nó ở nơi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ không thấp hơn 13 độ C.
- Ánh sáng: Cần đặt lưỡi hổ ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu tới, trường hợp đặt trong bóng râm thì 10 ngày mang ra sáng 1 lần.
- Tưới cây: Cây lưỡi hổ chịu hạn tốt nhưng cũng không được để đất quá khô, khi tưới thì tưới phía dưới chậu trước rồi từ từ cao dần lên trên. Nếu mùa mưa và lạnh chỉ cần mỗi 1-2 tháng tưới 1 lần.
- Thay chậu: Vào mùa xuân, tiến hành thay chậu, tách cây khi rễ đã đầy cả chậu.
- Bón phân: Khoảng thời gian từ mùa xuân sang hè, 1 lần mỗi tháng bón bằng phân giàu potasse. Tránh bón vào mùa lạnh, vì khả năng hấp thụ của cây vào mùa này kém.
Trộn kem đánh răng với gừng, tác dụng cực mạnh, nhà nào cũng cần mà nhiều người chưa biết
Kem đánh răng và gừng là hai thứ cơ bản, thường có sẵn trong các gia đình.