Tổ tiên răn dạy "Con rể, con gái không được đi tảo mộ để tránh đại họa", vì sao? Đại họa gì sẽ tới?
Tảo mộ là hoạt động thường diễn ra vào dịp cuối năm, chuẩn bị đón Tết và dịp tiết Thanh minh.
00:08 29/12/2023
Tảo mộ là một tập tục thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn kính với tổ tiên ông bà, dạy con cháu về tổ tiên, cho con cháu đời sau biết những người thân của mình nằm ở đâu, là dịp kiểm tra chăm sóc mộ phần gia đình, là lúc tế cúng cầu xin tổ tiên ông bà phù hộ, là lúc xem xét có cần sửa sang mộ phần hay không.
Thời xưa, ông bà ta rất trọng việc thờ cúng tổ tiên và ngày tảo mộ nên dù đi đâu làm ăn xa, tha phương cầu thực cũng cố gắng về cố quê để tảo mộ ông bà dịp Thanh minh hoặc Tết nguyên đán. Nhà nào để mộ phần hoang vu, cuối năm không ai đi tảo mộ thì nhà đó lạnh lẽo bạc phước.
Thế nhưng tại sao con gái con rể lại không được tảo mộ?
Quan điểm này có lẽ xuất phát từ việc trọng nam khinh nữ coi dâu con rể khách, con gái là người ngoại tộc. Nghĩa là con gái khi đi lấy chồng thì không còn là người trong dòng tộc nữa mà sẽ thuộc về dòng họ bên chồng, sống là người nhà chồng, chết làm ma nhà chồng. Còn con dâu mới là con trong nhà. Con rể thì cũng chỉ là khách, không phải là con.
Người xưa trọng lễ nghĩa và việc thờ cúng tổ tiên phải là việc của con cái trong dòng họ, trong gia đình. Thế nên việc tảo mộ cúng tổ tiên là việc quan trọng thì chỉ con trai, con dâu và con gái chưa lấy chồng mới tham gia vào.
Con gái khi đi lấy chồng thì không còn là con trong dòng họ, con rể tới nhà thì chỉ là khách. Hai vị ngoại đạo này mà tham gia thờ cúng, nhất là dâng cúng lễ tế tổ tiên sẽ phạm đại kỵ bất kính, bất hiếu đối với dòng họ nhà vợ.
Việc tảo mộ thể hiện truyền thống cúng tổ tiên, cầu xin phù hộ tốt lành, mong gia chủ phát tài phát lộc, làm ăn thuận lợi được đấng bề trên ông bà hỗ trợ nâng đỡ, phần âm tương trợ phần dương.
Nếu con rể tham gia vào lễ cúng tảo mộ tức là sẽ lấy đi lộc của nhà vợ và bất kính là xúc phạm với ông bà tổ tiên nhà vợ. Nếu gia đình nhà vợ mà con trai không làm được lễ tảo mộ cúng tế ông bà, hoặc không có con trai phải để con rể thực hiện thay thì đó là bất hiếu, gia đình nhà vợ sẽ mất lộc, không may mắn.
Con gái đã đi lấy chồng cũng chỉ còn là khách, khách thì không được tảo mộ vì như thế sẽ mang vận xui nhà mình về nhà chồng và lấy đi cả vận may nhà mình về nhà chồng.
Hơn nữa người xưa quan niệm đi tảo mộ chỉ tảo mộ nhà mình, cấm không tảo mộ nhà người ngoài. Con rể và con gái thời đó coi như khách, người ngoài nên không được tảo mộ nhà vợ còn là vì điều này.
Thời nay thì sao?
Bây giờ tập tục tảo mộ vẫn là nét văn hóa của nhiều địa phương và diễn ra hàng năm. Ngày nay quan niệm về con rể con gái đã thoáng hơn. Vai trò của con rể, con gái đã khác. Hơn nữa ngày nay tảo mộ còn là dịp cúng tế báo cáo với ông bà tổ tiên về thành viên mới trong gia đình,như có thêm con dâu, có thêm con rể, có thêm cháu... Thế nên việc con rể, con gái tham gia tảo mộ là bình thường.
Tuy nhiên nét truyền thống xưa vẫn giữ đó là con trai trong gia đình sẽ làm chủ lễ thắp hương khấn tế cúng bái trước, con rể con gái chỉ tham gia đứng phía sau, sau đó dọn dẹp hoặc hỗ trợ việc thăp hương và cúi lạy ông bà chứ không làm chủ tế lễ trong gia đình được.
Thực tế ngày nay thì con rể con gái về tảo mộ nhà ngoại được xem là hành động đẹp của việc tôn trọng gia đình nhà vợ, tôn kính ông bà tổ tiên nhà vợ, không phân biệt trọng nam khinh nữ. Thậm chí nhiều con gái đi lấy chồng rước cả bài vị ban thờ nhà đẻ sang thờ cùng với việc thờ cúng ông bà tổ tiên nhà chồng.
Thế nên quan niệm trên không còn phù hợp với lối sống hiện đại nữa, nên trong những ngày Tết, lễ, con gái, con rể về thắp hương ông bà tổ tiên nhà đẻ được xem là chuyện bình thường.
Tác dụng của việc chạm chìa khóa vào tay nắm cửa trước khi mở, nhà nào cũng nên biết
Vào mùa đông, nhiều người sẽ gặp tình trạng 'giật điện' khi chạm vào các đồ vật kim loại.