Thời gian nghiệp báo trổ quả: Nếu gieo nhân ác cẩn thận vì đâu chỉ nhận hậu quả ngay ở đời này

Chúng ta thường hay nói ai gieo nhân ác thì gặp quả ác và mong muốn nhìn thấy họ lãnh hậu quả do việc họ làm ra ngay tức thì.

13:00 05/04/2024

Thế nhưng quá trình Nhân - Quả không chỉ diễn ra đơn giản như thế. Xét theo thời gian Nghiệp báo trổ Quả sẽ có: Hiện báo nghiệp, Sanh báo nghiệp, Hậu báo nghiệp, Vô hiệu nghiệp, Nghiệp vô tận.

 

 

1. Hiện báo nghiệp

Tiếng Phạn của Hiện báo nghiệp đó là: Diṭṭhadhamma vedanīyakamma

 

Hiện báo nghiệp tức là Quả báo được nhận lại ngay tức thì trong nghiệp hiện tại, nghĩa là nghiệp gây ra trong đời này sẽ phải trả đủ ngay trong đời này không hơn không kém.

 

Thường trong hiện tại, chúng ta phải đón nhận Qủa của Nghiệp từ quá khứ; nhưng nếu vừa có một Nghiệp mới tạo ra, có đủ điều kiện trả Quả, nó sẽ chen vào trong hiện tại ưu tiên xảy ra trước, nếu không trả Quả trong hiện tại, nó sẽ thành vô hiệu.

 
Theo đó Hiện báo nghiệp còn chia ra hai loại: Quả lành và quả dữ.

 

1.1 Quả lành trổ trong kiếp hiện tại

Có những Quả lành trổ ngay trong kiếp hiện tại như giúp người thì được giúp lại ngay hoặc một học sinh chăm học thì đỗ đạt cao. Nhiều cặp vợ chồng kết hôn trong thời điểm khó khăn, vất vả nhưng sau 5-10 năm đã tạo ra sự nghiệp vững chãi, thành công, nhờ đó mà giàu có, sung tức. Đó là Quả họ nhận được do Nhân lành mình tạo ra.

 

Hay câu chuyện trước đây từng kể lại  hai vợ chồng nghèo khổ chỉ có một cái áo choàng nhưng đã phát tâm mạnh mẽ cúng dường đến Đức Phật. Việc làm của họ khiến đức vua cảm kích, cho hai vợ chồng được hưởng nhiều đặc ân về địa vị và tài lợi hơn những người khác.

 

1.2 Quả dữ trổ trong kiếp hiện tại

Có những quả dữ trổ ngay trong kiếp hiện tại, có thể tạm hiểu là ác giả ác báo, ví như những kẻ iết người, trộm cắp, tham ô... nhiều năm sau khi bị phát hiện họ bị bắt bỏ tù giam giữ, họ sẽ bị pháp luật trừng trị. 

 

Hoặc vì một lý do nào đó, chúng ta la mắng một người khác thì lập tức họ cự cãi trở lại, thậm chí là dùng đến chân tay. Đó là nhân quả hiện đời.

 

Nhiều người thời trẻ ăn chơi, không chịu làm ăn nên dù được nhận nhiều của cải từ cha mẹ già nhưng không biết tiết kiệm, giữ gìn. Đến lúc tuổi già thì rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, thậm chí không có mái nhà che nắng, che mưa, phải ngủ gầm cầu, đi xin ăn từng bữa...

 

Thiện cực trọng nghiệp và bất thiện cực trọng nghiệp thuộc về sanh báo nghiệp này.  

 
Ví dụ những người đắc định, kiếp sau tức khắc hóa sanh vào cõi phạm thiên. Cụ thể như người làm công cho ông Cấp Cô Độc cả ngày ngoài đồng về, thấy cả nhà đều thọ Bát quan trai giới, anh ta hoan hỷ nhịn ăn, bắt chước thọ giới. Có hôm đi làm về khuya, anh bị trúng gió, qua đời và tái sinh cõi trời nhờ thân tâm trong sạch.
 
Hay những người phạm ngũ nghịch đại tội như em họ của Đức Phật - Devadatta, hoặc vua A-xà-thế... khi chết phải đọa địa ngục.

3. Hậu báo nghiệp

Tiếng Phạn của hậu báo nghiệp đó là: Aparāpari yavedanīya kamma.

 

Hậu báo nghiệp là Nghiệp trả Quả sau kiếp tái sanh, cho đến khi chấm dứt vòng luân hồi sinh tử. Đó là những nghiệp không trả quả trong hiện tại, không trả quả trong kiếp sau, không trở thành vô hiệu thì chúng trả quả trong bất cứ kiếp nào, từ kiếp thứ ba trở đi, tuỳ theo sức mạnh của nghiệp ấy và điều kiện đủ duyên để quả trổ sanh.

 

Ai trong chúng ta cũng phải trải qua Hậu báo nghiệp nhưng không thể biết được cụ thể nhiều nghiệp hay ít nghiệp, nghiệp nặng hay nhẹ; chỉ có Phật và các vị đắc đạo có “Sinh tử thông” mới thấy được nghiệp báo nhân quả.

 
Ví dụ một người có làm nhiều nghiệp ác nhưng sau lại nhờ nhân duyên nào đó họ nhất tâm hướng thiện, chăm chỉ bố thí, trì giới, tham thiền; nhờ nhân lành ấy nên sau khi chết, người ấy được hóa sanh cõi trời.

 

Trong thời gian ấy, nghiệp ác đã làm từ trước không có cơ hội trả quả. Tuy nhiên, sau khi hưởng hết phước ở cõi trời, Quả ác mà họ đã gây ra sẽ sinh ra Quả khiến cho người ấy tái sinh làm người nghèo khổ, bất hạnh hoặc đọa vào 4 đường ác.

 
Ví dụ một người có tu tập, có làm nhiều việc lành nhưng sau đó bị bạn ác rủ rê, mê muội mà tạo ác nghiệp, chết đi làm thú. Nhưng hết kiếp thú họ lại có thể hóa sanh vào cõi trời do nghiệp lành xưa đúng thời trổ Quả.
 
Cụ thể như Đức Phật và chư vị A-la-hán, dẫu đã giải thoát nhưng khi còn thân xác hữu vi vẫn bị hậu báo nghiệp này tác động: Đức Moggallāna trong một kiếp xa xôi nghe người vợ ác, giả bọn cướp với âm mưu giết mẹ. Sau đó trải qua thời gian dài bị khổ báo, kiếp cuối cùng dẫu đã đắc quả A-la-hán, hậu báo nghiệp vẫn trổ sanh nên bọn cướp đã giết chết Ngài.

 

Hay như Đức Phật bị vu oan giết hại cô gái ngoại đạo vì trong quá khứ ngài đã thiếu lễ độ đối với một vị Độc Giác Phật. Có lần Ngài cũng bị chảy máu chân là do dư nghiệp quá khứ đã giết người em khác mẹ để tranh của cải về mình. 
 
Khong phai ai cung du duyen tu tap
 

4. Vô hiệu nghiệp

Tiếng Phạn của vô hiệu nghiệp đó là: Ahosi kamma.

 

Những nghiệp báo không còn tồn tại, bao gồm:
  • Hiện báo nghiệp không trả quả trong hiện tại thì sẽ trở thành vô hiệu. 
  • Sanh báo nghiệp nếu không trả quả trong kiếp kế tiếp thì nó cũng trở nên vô hiệu.
  • Hậu báo nghiệp không có cơ hội trả quả từ kiếp thứ ba trở đi cho đến khi Niết-bàn thì cũng trở nên vô hiệu.
Tuy nhiên, không phải nghiệp nào cũng trở nên vô hiệu. Chỉ có những nghiệp quá nhẹ không đủ sức trả Quả hoặc không có cơ hội trả Quả mới trở nên vô hiệu.
 
Nên nhớ rằng dù một việc nhỏ mà bạn không lưu tâm, không cố ý nhưng vẫn trả Quả, nghĩa là vẫn gây tác dụng trong đời sống chúng ta; ví như một hạt cát nhỏ vẫn có sức nặng để chìm trong nước, có khả năng làm ta xốn xang, đau mắt.

 

Tuy nhiên, đôi khi một việc ác lớn hơn lại không thể trả Quả, ví như những viên đá to được chở trong chiếc thuyền lớn. Quả ác thường khó trổ sanh bởi những việc lành to lớn và liên tục lấn át. Ví dụ:

 
Một vị A-na-hàm sanh lên Sắc cứu cánh thiên rồi đắc quả A- la-hán, thì những nghiệp ác còn lại trong quá khứ không có đủ điều kiện, cơ hội để trả quả. 

5. Nghiệp vô tận

Nghiệp vô tận chính là hình thức trả nghiệp từ kiếp trước. Nếu như không biết giải thoát quả trổ sinh bất cứ lúc nào từ hiện tại cho đến mãi về sau

 

Trong cuộc sống của chúng ta, Quả trổ ra rất nhiều lần, có khi nhẹ, có khi nặng, có khi trổ ngay trong đời này hoặc trổ ở đời sau. Đặc biệt Nghiệp vô tận sẽ theo ta từ kiếp này sang kiếp khác không biết khi nào mới dừng lại.

 
Nếu Hiện báo nghiệp không đủ duyên trổ Quả trong kiếp này thì trở thành Vô hiệu. Hoặc Hậu báo nghiệp sẽ trả Quả vào kiếp sau nhưng nếu không đủ điều kiện thuận lợi để trả thì trở thành Vô Hiệu. Thế nhưng Nghiệp vô tận thì không thể Vô hiệu được. Nghiệp này tồn tại mãi cho đến khi chấm dứt vòng luân hồi mới ngưng.
 
Tóm lại, khi Hiện báo nghiệp và Hậu báo nghiệp không đủ duyên thì chúng trở nên Vô Hiệu. Riêng Nghiệp vô tận sẽ theo chúng sanh từ đời này sang đời khác. Khi thì làm Người, khi thì làm Trời hoặc sinh ra trong các cảnh khổ để trả nghiệp cho tới khi nào chấm dứt luân hồi.

 

Tất cả chúng sanh đều có kho chứa Nghiệp vô tận này. Gặp hoàn cảnh hay cơ hội thuận tiện Nghiệp sẽ xuất hiện khiến ta nhận Quả tốt hay xấu do chính ta gây ra từ nhiều đời nhiều kiếp.

 
Tương tự như vậy, một người chí tâm tu hành và phước báo cũng phải tích góp từ nhiều đời thì nay mới được thọ hưởng. Không phải ngẫu nhiên một người phát duyên tu tập ngay được.

 

Lời Phật dạy về may mắn đã chỉ ra rằng những người từ nhiều đời về trước đã từng tu tập hạnh bố thí, cúng dường,… do đó khi sinh ra trong đời này, tuy không có tu tập và cũng không có làm một việc thiện lành, nhưng họ vẫn được hưởng sung sướng an nhàn từ những phước báo đã tích lũy trong đời trước.

 

Nhưng phước sẽ không còn đó mãi, nó cũng hao mòn, nếu "tiêu xài" nhiều mà không tích lũy thêm thì đến một ngày nào đó cũng hết phước và khi đó phải chịu cảnh khổ sở.

 

Chính vì điều này, mọi người nên biết tiếc phước, không nên hưởng hết thành quả đã tạo, vì hưởng hết ắt sẽ bần cùng. Quá khứ tạo nhân, hiện tại gặt quả. 

 
Vì hiểu nhân quả thông suốt cả ba đời, cho nên chúng ta trân trọng thân người này, học hỏi và tích lũy nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm riêng cho mình. Nếu có điều gì vui hay buồn khổ có xuất hiện ta cũng ung dung đón nhận Quả ấy như nó vốn là mà không tham đắm và cũng chẳng buồn phiền trách cứ làm gì.
Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất