Suy thận vì chạy bộ sai cách, chỉnh lại ngay thói quen nhiều người hay mắc để tránh có ngày nhập viện cấp cứu
Nhiều người sau khi chạy bộ, đi bộ, tập thể dục thể thao gắng sức đã phải nhập viện vì có biểu hiện suy thận như đau cơ dữ dội, mệt nhiều, tiểu ra nước có màu đỏ, một số trường hợp khác có choáng ngất.
22:21 06/11/2023
Khi có những triệu chứng điển hình này, bệnh nhân thường đã có tổn thương cầu thận.
Một số bệnh nhân chăm tập luyện nhưng lại không chú ý tới việc bổ sung nước uống. Điều đó khiến cho cơ thể bị mất nước ảnh hưởng tới thận. Việc mất nước nghiêm trọng có thể khiến cho tình trạng thận bị suy yếu và có thể gặp nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Sai lầm tai hại khi tập luyện
Không bổ sung nước kịp thời: Trong quá trình tập luyện nhiều người sợ vận động gây tức bụng, sóc bụng nên không uống đủ nước. Trong khi đó quá trình tập làm toát mồ hôi mất nước nhiều. Do vậy nếu tập luyện cường độ cao và thời gian dài mà không bổ sung nước có thể làm mất nước nghiêm trọng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của cầu thận.
Tập luyện trong thời kỳ ốm yếu đang mất nước: Cơ thể nếu đang tiêu chảy, sốt bị mất nước mà lại tiến hành tập cường độ cao gây mất nước nữa thì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và không thể chịu được. Việc mất nước nghiêm trọng gây rối loạn điện giải, choáng ngất có nguy cơ suy thận và tiêu cơ vân cấp.
Tập luyện quá sức: Tập luyện là biện pháp tốt, nhưng tập luyện quá sức sẽ ảnh hưởng tới thể chất, khiến cơ thể kiệt sức mệt mỏi, đau cơ, đau khớp. Việc tập quá sức cũng dẫn tới đột quỵ hoặc suy thận cấp.
Lưu ý tập luyện an toàn
Trong tập luyện thể thao luôn có một khuyến cáo đảm bảo an toàn là tập luyện nâng dần mức độ. Mọi người nên chạy ở những cự ly ngắn trước rồi tăng cự ly dần, không nên đột ngột chạy cự ly dài sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ tiêu cơ vân cấp do vận động quá sức.
Việc lập luyện nên vừa phải không ham thành tích vì nếu tập quá sức có thể gây đau nhức, tiêu cơ vân cấp, thậm chí ngừng tim cấp, suy thận cấp. Nếu sau điều trị có những tổn thương cầu thận có thê dẫn tới suy thận mạn tính.
Trước trong và sau khi tập người tập nên bổ sung nước hợp lý, bù điện giải khi chơi thể thao. Không vì bất kể lý do gì mà nhịn uống nước khiến cơ thể sốc, rối loạn tuần hoàn.
Nhu cầu uống nước hàng ngày sẽ phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động, tình trạng sinh lý. Lượng nước cần thiết đối với từng đối tượng sẽ khác nhau, cụ thể:
- Trẻ em dưới 10kg, với mỗi kg cân nặng sẽ cần 100ml nước/ngày, tương đương cần nạp vào cơ thể khoảng 1 lít nước/ngày.
- Trẻ từ 10 - 20kg thì sẽ cần nạp vào cơ thể mỗi cân nặng tăng thêm sau 10kg là 50ml nước/kg, khi trẻ được 20kg thì một ngày cần 1,5 lít nước.
- Trẻ từ 20 - 40kg, mỗi kg tăng thêm sau 20kg cần 20ml nước/kg; khi trẻ được 40kg thì cần nạp vào cơ thể khoảng 1,9 lít nước/ngày.
- Với người trưởng thành có cân nặng 40 - 60kg, cần nạp 40ml nước/kg/người/ngày, tức là cần 1,6 lít tới 2,4 lít nước/ngày.
- Người cao tuổi khỏe mạnh (từ 60 tuổi trở lên) sẽ cần lượng nước thấp hơn người trưởng thành. Người cao tuổi cần khoảng 30ml nước/kg/người/ngày. Đối với người có bệnh lý, việc uống nước cần phải cẩn trọng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn bè không cần nhiều, ít thôi, nhưng sống với nhau chân thành là được.
Không có bạn bè cho đến cuối đời cũng là chuyện hết sức bình thường