Rau muống nhiều dinh dưỡng nhưng bị kỳ thị ở Mỹ: Lí do khiến nhiều người bất ngờ

Với người Việt Nam, rau muống có lẽ là loại rau thân thuộc nhất trong tất cả các loại thực phẩm.

23:11 30/09/2023

 Dù ở đâu, người dân cũng ăn rau muống và coi đây như là một người bạn đồng hành quá đỗi thân thiết rồi đúng không bà con.

Vậy nhưng ở Mỹ lại không như vậy đâu nhé! Mặc dù không phải người Mỹ không biết đây là loại rau bổ dưỡng, xứng đáng được đưa lên mâm cơm tốt cho sức khỏe, nhưng vì sao rau muống lại nằm trong danh sách bị 'phân biệt đối xử'. 

Mình vừa đọc được thông tin trên báo thấy rất hay nên chia sẻ lại cho mọi người cùng biết nhé!

Trong nhiều năm, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã phân loại rau muống là loại cây có hại do phát triển nhanh chóng trên mặt nước, có tính chất xâm hại, ảnh hưởng tới các loại thực vật bản địa. Gần đây, do sự đấu tranh của nhiều người dân, rau muống đã được nới lỏng hơn trong việc trồng trọt và tiêu thụ.

hình ảnh

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, rau muống là loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. Đây là loại rau rất ít calo (19 calo/100mg) và chất béo trong khi lại chứa nhiều vitamin. Trong 100g rau có 6.600 IU vitamin A (gấp đôi nhu cầu hằng ngày), 55mg vitamin C (92% nhu cầu hằng ngày).

Lá rau giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất như carotene-β, lutein, xanthin và cryptoxanthin. Rau muống cũng giàu một số nhóm vitamin B phức hợp như B2 (8%), B3 (5,5%), B6 (7%), B9 (14%)… đóng vai trò quan trọng trong các chức năng trao đổi chất.

Ngoài ra, rau muốn còn chứa các khoáng chất như sắt (21%), canxi (8%), kali (7%), magie (18%), mangan (7%) và phốt pho (5,5%). Magie và canxi tham gia vào quá trình khoáng hóa xương, răng và điều hòa nhịp tim.

Do đó, các chuyên gia khuyên ăn rau muống để kiểm soát cholesterol và giảm cân (100g chứa 19 calo). Hơn nữa, việc tiêu thụ thường xuyên thực phẩm giàu vitamin C có thể phục hồi mô liên kết, tóc và da; góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, chậm lão hóa và ung thư.

Theo Hội đồng Dinh dưỡng Quốc gia Philippines, lượng chất dinh dưỡng trong rau muống gần ngang bằng với sữa, chuối và cam. Sinh trưởng và phát triển trong môi trường bán thủy sinh, rau muống cũng cung cấp chất điện giải và ngăn ngừa táo bón do có nhiều chất xơ, hỗ trợ nhu động ruột.

hình ảnh

Ảnh: dSD

Những lợi ích của rau muống đã được khoa học chứng minh

Rau muống bao gồm 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, thích hợp để phòng ngừa ung thư (trực tràng, dạ dày, vú, da).

Các chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và tăng cường môi trường tế bào tự nhiên.

Theo Medical Health Guide, nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ đã ghi nhận sử dụng chất bổ sung rau muống dạng bột cho chuột mang thai, cả chuột mẹ và thai nhi đều biểu hiện khả năng chống lại stress oxy hóa do bệnh tiểu đường so với nhóm đối chứng.

Trong y học của Ấn Độ, rau muống điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan. Lá rau chữa bệnh tiểu đường ở phụ nữ có thai, dùng làm thuốc an thần giúp thư giãn và dễ ngủ.

Đại học Malaya (Malaysia) tiến hành một nghiên cứu về khả năng rau muống chống nhiễm độc gan do thioacetamide gây ra ở chuột. Kết quả cho thấy chuột sử dụng chiết xuất từ rau muống có thể chống các tổn thương gan, hoại tử tế bào và viêm.

Nghiên cứu này còn gợi ý thêm chiết xuất rau muống góp phần vào điều chỉnh các enzym giải độc cũng như có tác dụng chống oxy hóa và loại bỏ gốc tự do.

Rau muống là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm cân và lượng cholesterol tự nhiên. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chứng minh rau muống còn giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu) .

Nó cũng là loại thuốc an thần cho những người mất ngủ hoặc khó ngủ, thúc đẩy nôn trong trường hợp bị ngộ độc. Bên cạnh đó, bạn có thể hạ sốt bằng cách sử dụng thấm nước ép rau muống vào miếng gạc lạnh.

Tags:
Cổ nhân dặn sau tuổi 40 'đừng ngủ 3 giấc, không cầu 3 người', nếu không cuộc đời này lãng phí

Cổ nhân dặn sau tuổi 40 "đừng ngủ 3 giấc, không cầu 3 người", nếu không cuộc đời này lãng phí

Việc ngủ để phục hồi sức khỏe là việc mà được cổ nhân nhắc đến nhiều nhất, trong đó cần lưu ý tới 3 giấc ngủ cần tránh sau đây.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất