Phân biệt tôm bị bơm tạp chất, cứ nhìn điểm này cực dễ phát hiện không lo bị qua mặt

Câu chuyện tôm bị bơm thêm tạp chất để căng tròn to mọng đã gây nhiều nhức nhối.

23:03 02/10/2023

Tôm lại là thực phẩm phổ biến để bồi bổ và làm nhiều món ngon trong gia đình. Giá tôm lại cao nên gian thương bơm tạp chất vào tôm để thu lợi. Lượng tạp chất tối đa đưa vào tôm có thể lên tới 10%, cá biệt có trường hợp có thể lên tới 20%. Tức là trong 10 kg tôm bơm tạp chất, có thể có tới 02 kg tạp chất điều đó gây thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng. Hơn nữa sau khi bơm tạp chất tôm to hơn, người mua không để ý sẽ phải trả giá cao của loại tôm to trong khi đang bị ăn tôm nhỏ, chất lượng kém. Nguy hiểm hơn tạp chất đó có thể gây hại, tăng nhiễm khuẩn cho người dùng.

Người ta dùng agar (rau câu), Adao (gelatin), tinh bột,… hoặc só thể là hỗn hợp của các chất trên để bơm vào tôm. Các chất này không có lợi cho sức khỏe mà còn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

 

so sanh tom tap chat

 

Cách nhận biết tôm có tạp chất?

Người nội trợ chỉ cần chú ý quan sát có thể phân biệt tôm tạp chất và không có tạp chất. Vì khi bơm tạp chất, sẽ có ở cả phần đầu, thân, đuôi nên ta sẽ tập trung vào các vị trí này để xác định tôm có tạp chất hay không.

Quan sát bên ngoài: Quan sát tổng quát toàn thân cho đến chi tiết từng bộ phận bên ngoài của tôm theo trình tự từ đầu đến đuôi, chú ý quan sát phần đầu, thân và đuôi tôm để thấy rõ nhất.

Phần đầu tôm: Sau khi bơm tạp chất,  phần đầu tôm sẽ bị phù, thậm chí nhô hẳn lên so với thân. Nắp mang phồng, ngậm nước.

Phần thân: Khi bị bơm tạp chất thì thân tôm có phần vỏ bụng đốt 1 hoặc đốt 3 (tính từ đầu xuống đuôi) bị trương phồng, ngậm nước, sờ tay vào thấy nổi vẩy. Quan sát thêm sẽ thấy đốt thứ 3 bị giãn, thân tôm bị căng, thậm chí căng tròn mất tự nhiên.

Phần đuôi: Khi tôm bị bơm tạp chất thì quan sát phần đuôi dễ nhận biết nhất. Lúc này gai đuôi vểnh, cánh đuôi xòe trong khi đó nếu tôm chưa bơm thì gai đuôi cụp.

 

phan biet tom tap chat phan dau

 

Quan sát khi bóc tôm: Khi bóc tôm có tạp chất hay không,sẽ nhận thấy sự khác biệt:

- Bóc vỏ đầu ức: cầm tôm dốc đầu xuống dưới, dùng tay bóc vỏ đầu ức tôm để lộ ra phần thịt đầu. Dùng mũi dao nhọn khéo léo lật và gạt khối gạch (gan tụy) lên để lộ xoang đầu ức. Quan sát tình trạng xoang đầu ức có đọng chất dịch khả nghi hay không.

- Bóc vỏ thân tôm: Hãy nhớ sau khi bóc vỏ thân tôm, bạn cần chú ý quan sát đốt thịt thứ 3, 4 và 6 xem có biểu hiện của sự phù nề các đốt cơ hay không. Tôm bơm tạp chất sẽ thấy rõ sự phù nề ở đốt này. Đối với tôm bị bơm nhiều tạp chất, dùng kim châm vào vị trí bụng hay lưng đốt cơ bị phù nề và lấy tay nặn có thể thấy tạp chất đùn ra.

 

hinh anh so sanh tom tap chat

 

Xử lý khi phát hiện tôm có tạp chất?

Khi có tạp chất tất nhiên người nội trợ từ chối mua thậm chí có thể báo cơ quan chức năng và cảnh báo người bán. Khi mua về nhà mới phát hiện tôm có tạp chất. Bạn nên nặn cho tạp chất trong thân tôm trôi ra. Và nếu tôm chưa bị hỏng thì có thể dùng, nhưng cần nấu chín và không nên cấp đông chúng. Để an toàn thì không nên ăn vì chúng ta không biết được họ bơm những gì và quy trình như thế nào. 

Tags:
Thả chút muối vào lon nước ngọt có gas uống dở: Mẹo hay nhà nào cũng cần, giải quyết hàng ngàn rắc rối

Thả chút muối vào lon nước ngọt có gas uống dở: Mẹo hay nhà nào cũng cần, giải quyết hàng ngàn rắc rối

Nước ngọt có gas là đồ uống quen thuộc với nhiều người vì nó giúp giải khát và tăng cường năng lượng cho con người nhất là trong những ngày hè nóng bức như hiện nay.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất