Ông bà ta nhắc: Thà cho mượn nhà làm đám tang, chứ không cho mượn nhà làm đám cưới, vì sao?

Câu nói này nếu chỉ nghe qua sẽ thấy nghịch lý nhưng người xưa hoàn toàn có lý do.

05:10 18/08/2024

Người xưa có câu: "Thà cho mượn nhà làm đám tang, chứ không cho mượn nhà làm đám cưới", ý nghĩa thực sự là gì?

"Thà cho mượn nhà làm đám tang"

Nhắc đến đám tang, người mất là ai cũng nghĩ ngay đến những điều xui xẻo, u phiền. Vậy câu nói của cổ nhân: “Thà cho mượn nhà để làm đám tang” có phải quá ngược đời hay không?

mượn nhà làm đám tang, mượn nhà làm đám cưới, kiến thức

Người xưa tin rằng: "Thà cho mượn nhà để làm đám tang" (Ảnh minh họa)

 

Người xưa quan niệm, khi một người qua đời, không chỉ thể xác mất đi mà những xui rủi cũng mất theo. Họ cũng tin rằng, cuộc sống luân hồi, một kiếp người qua đi thì kiếp người mới được sinh ra, mang theo nhiều khát vọng, may mắn.

Nếu giúp đỡ cho gia chủ tổ chức đám tang thì cũng đồng nghĩa với việc xui xẻo của người đó, nơi đó cũng vĩnh viễn đi theo, nhiều năng lượng tích cực sẽ được sản sinh.

Chữ “quan tài” ở trong tiếng Hán có cách đọc giống với từ “thăng quan phát tài”. Vì thế, trong quan điểm của cổ nhân, từ quan tài mang lại điều may mắn, giúp “chiêu mời tài vận” để thăng quan tiến chức và trở nên giàu có.

Ngày nay, việc cho mượn nhà để làm đám tang không còn phổ biến và hầu như không diễn ra. Vẫn có người né tránh đi đám tang vì nhiều lý do. Nhưng hầu hết mọi người, chỉ cần trong xóm làng có người mất thì cũng chẳng ngại ngần gì mà giúp đỡ hết mình, với mong muốn làm điều gì đó cuối cùng cho người đã khuất và phụ giúp phần nào cho gia chủ.

"Không cho mượn nhà làm đám cưới"

Đám cưới là chuyện vui, mang theo biết bao may mắn, khởi đầu mới, được người ta mượn nhà để làm đám cưới lẽ ra phải vui mừng, nhưng sao cổ nhân lại cho rằng đó là hành động không nên, cần kiêng kị?

Quan niệm đó xuất phát bởi nguyên nhân, vợ chồng sau cưới sẽ “Động phòng hoa chúc”, và khi máu tân hôn của con gái dính ra giường sẽ là điều xui rủi, ô uế, báo hiệu điềm gở cho gia chủ và những người thân trong gia đình.

Ở thời xưa, không chỉ máu vương lại của đêm tân hôn, mà dù là máu hành kinh hay máu báo thai của phụ nữ đều là điềm đen đủi. Đối với nam giới thì đó còn là chuyện xui lớn, khiến họ gặp nhiều tai ương trong cuộc sống, sự nghiệp hay sức khỏe đều bị ảnh hưởng.

Với suy nghĩ trên, nên người xưa rất kiêng kỵ việc cho mượn nhà để tổ chức đám cưới hoặc cho vợ chồng mới được ngủ nhờ. Lo sợ rằng, chuyện đó sẽ đem lại vận xui, đen đủi cho gia đình.

mượn nhà làm đám tang, mượn nhà làm đám cưới, kiến thức

(Ảnh minh họa)

Thậm chí, có một số nơi, khi các cặp vợ chồng về quê thăm họ hàng, họ sẽ phải ngủ riêng chứ không ngủ chung với nhau như bình thường. Kể cả con gái lấy chồng khi trở về nhà mẹ đẻ cũng không được phép ngủ chung với chồng.

Xã hội ngày càng phát triển, tư tưởng cũng thoải mái hơn, việc ăn ở, ngủ nghỉ sau kết hôn của các tân lang, tân nương cũng không còn khắt khe như trước.

Những quan điểm sống của thời hiện đại đã ít nhiều có sự thay đổi so với thời xưa sao cho phù hợp với nếp sống mới của từng nơi.

Lâu nay cho mượn nhà hoặc khoản sân trống để làm đám cưới, rước dâu là bình thường và không có chuyện xui rủi gì ở đây cả, miễn sao không làm ảnh hưởng gì đến nhà mình, và sau khi xong việc phải dọn dẹp sạch sẽ, không bày bừa bãi là được.

Tags:
Dùng nước lã lau bàn thờ là sai: Rằm tháng 7 nhớ hòa loại nước này tổ tiên mới “ưng lòng” cho lộc

Dùng nước lã lau bàn thờ là sai: Rằm tháng 7 nhớ hòa loại nước này tổ tiên mới “ưng lòng” cho lộc

Theo lời các chuyên gia phong thủy, việc mọi người dùng khăn với nước lã lau bàn thờ là sai lầm, muốn tổ tiên ban phước lành, lộc lá thì phải dùng một trong số những loại nước dưới đây:

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất