Nồi cơm điện có một "điểm" nhỏ: Chỉ cần vệ sinh sạch sẽ tiết kiệm cả nửa tiền điện
Ngày nay, nồi cơm điện là một thiết bị không thể thiếu trong gian bếp của các gia đình.
20:14 31/03/2024
Sử dụng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết, thiết bị này hàng ngày đang âm thầm tiêu tốn điện năng không cần thiết. Hãy áp dụng mẹo nhỏ nhưng có võ sau, hóa đơn tiền điện cuối tháng nhà bạn sẽ nhẹ bớt hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây hao hụt điện năng khi sử dụng nồi cơm điện
Nồi cơm điện tiêu tốn năng lượng hơn mức cần thiết ở mỗi gia đình chủ yếu do việc sử dụng chưa khoa học.
Thứ nhất, phải kể đến năng lượng tiêu tốn do việc cắm phích cắm nồi cơm điện quá sớm trước bữa ăn hoặc để nồi ở chế độ hâm nóng sau khi đã ăn xong là một trong những hành động phổ biến gây lãng phí điện. Nhiều người cho rằng chế độ hâm nóng sẽ tiêu thụ ít điện hơn so với khi nấu, nhưng trên thực tế, điện năng tiêu thụ vẫn ở mức cao dẫn đến lãng phí không đáng có.
Thứ hai, việc lựa chọn một nồi cơm điện có dung tích lớn hơn so với nhu cầu thực sự của gia đình cũng làm tăng lượng điện năng cần thiết để nấu cơm. Khi nồi có dung tích lớn, nó yêu cầu nhiều năng lượng hơn để nấu chín cơm và duy trì nhiệt độ, từ đó gây lãng phí nếu không sử dụng hết công suất của nồi.
Cuối cùng, không thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện cũng là nguyên nhân khiến cho nồi tiêu hao nhiều điện hơn. Việc cặn bã và hơi nước tích tụ lâu ngày có thể gây cản trở quá trình truyền nhiệt từ mâm nhiệt đến lòng nồi, làm tăng thời gian cần thiết để nấu chín cơm và do đó cũng tăng lượng điện năng tiêu thụ. Vì vậy, việc vệ sinh nồi cơm điện định kỳ là rất quan trọng để tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ của nồi.
Mẹo vệ sinh nồi cơm để tiết kiệm tiền điện mỗi tháng
Nồi cơm điện sau một thời gian dài sử dụng thường có dấu hiệu nấu cơm không ngon, hoặc nấu cơm quá lâu so với thời gian đầu. Khi đó, bạn nên vệ sinh, chà sạch phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi thường xuyên. Nếu phần này không được vệ sinh sạch sẽ, cặn bẩn và vết bám có thể cản trở việc truyền nhiệt, làm giảm hiệu suất của quá trình đun nấu, khiến nồi cơm mất nhiều thời gian hơn để làm chín gạo, từ đó tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Bằng cách vệ sinh phần đĩa cứng đệm, bạn đảm bảo rằng nhiệt được truyền đều đến cả nồi, giúp nấu cơm nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng, góp phần giảm chi phí tiền điện hàng năm.
Quy trình vệ sinh phần đĩa cứng đệm của nồi cơm điện:
+ Đảm bảo rằng nồi cơm điện đã nguội hẳn và bạn đã rút phích cắm ra khỏi ổ điện để đảm bảo an toàn trước khi tiến hành vệ sinh.
+ Tiếp đến đổ một lượng giấm trắng đủ dùng lên bề mặt xốp rửa bát. Sử dụng bề mặt xốp đã thấm giấm để lau nhẹ nhàng phần đế nồi, tập trung vào việc loại bỏ các vết bẩn và cặn bám.
+ Sau khi đã lau sạch bề mặt, để nồi cơm điện ngâm trong khoảng 10-15 phút để giấm có thể phá vỡ và loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Tiếp tục sử dụng khăn ướt để lau lại phần đế nồi, đảm bảo rằng mọi vết bẩn và giấm dư thừa đều được loại bỏ. Nếu vẫn còn bẩn, hãy tiếp tục áp dụng giấm trắng và lau chùi thêm 2-3 lần nữa cho đến khi phần đế nồi thật sạch.
+ Cuối cùng, dùng một khăn giấy khô để lau khô và làm sạch hoàn toàn phần đế, giúp phần đĩa cứng đệm trở nên bóng loáng và sạch sẽ.
Những lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện
+ Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện
Nhiều người sau khi vo gạo xong không lau khô đáy của lòng nồi cơm điện. Việc này sẽ làm cho nồi cơm điện có những tiếng nổ lộp bộp trong quá trình nấu cơm. Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn và tránh dị vật rơi vào nồi gây mùi khét.
+ Không nên vo gạo trong nồi và dùng dụng cụ sắc nhọn để múc cơm
Thói quen vo gạo trong nồi và dùng những dụng cụ sắc nhọn để múc cơm sẽ khiến cho lớp chống dính dễ bị hỏng, bong tróc, cơm nấu không ngon, không chín đều, nhão và cơm dính vào trong nồi khiến cho việc vệ sinh khó khăn, gây ra hiện tượng tiếp xúc với mâm nhiệt không tốt.
+ Không bấm nấu lại nhiều lần
Khi nấu cơm với nồi cơm điện sẽ không có cơm cháy, nhưng nhiều người thường có thói quen nhấn nút Cook lại nhiều lần để tạo cơm cháy. Nhưng chính điều này sẽ dẫn đến rơ – le bật liên tục dẫn đến làm giảm tuổi thọ của nồi cơm.
+ Không nên bít lỗ thoát hơi trong quá trình nấu
Trong quá trình nấu cơm, bạn tuyệt đối không nên bít kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện cũng như không mở nắp khi nấu cơm. Khi cơm chín, bạn nên mở nắp nồi cơm và dùng muống xới cơm cho tơi rồi đậy nắp lại để giữ nóng cho cơm.
+ Cẩn thận với việc nấu món hầm và món xào với nồi cơm điện
Ngoài việc nấu cơm, nồi cơm điện có thể dùng để hấp bánh, nấu xôi, nấu cháo và luộc rau. Tuy nhiên, với việc hầm và nấu món xào thì bạn nên hạn chế, bởi việc này sẽ làm cho nồi mau bị hỏng.
+ Hạn chế cắm dây điện của nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị khác có công suất cao
Bạn nên hạn chế tối đa việc cắm dây điện của nồi cơm chung với ổ cắm các thiết bị khác có công suất cao. Việc này sẽ tránh tình trạng điện tăng giảm áp đột ngột gây nên chập cháy.
+ Nên dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện
Bạn nên dùng 2 tay khi đặt nồi con vào nồi cơm điện để đảm bảo nồi con và đĩa nhiệt tiếp xúc với nhau một cách tốt nhất. Nếu như bạn đặt nồi cơm vào bằng một tay thì rất dễ làm cho nồi bị nghiêng gây ra hiện tượng méo với rơ le, làm tỏa nhiệt không đều gây ra hiện tượng cơm bị sượng.
+ Đặt nồi cơm ở vị trí phù hợp
Đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát, khô ráo, không bị ẩm móc, bề mặt phẳng sẽ làm cho tuổi thọ của nồi cơm điện được lâu hơn. Đặt biệt, là không nên đặt nồi cơm ở nơi gần nguồn nhiệt.
Phật dạy: ”Lời nói do tâm sinh”, muốn biết người có tâm tính tốt xấu thế nào, chỉ cần quan sát điểm này
Lắng nghe lời Phật dạy về nhận biết người tốt xấu. Lời nói chính là biểu hiện rõ rệt nhất của một người có đức hay không, lời nói cần giữ thủ đức, có như vậy mới giữ được phúc báo.