Những người Mỹ mộ đạo tôn sùng ông Trump

Nhóm cử tri Thiên chúa giáo mộ đạo được cho là nền tảng ủng hộ vững chắc của cựu tổng thống Trump, có thể tạo đòn bẩy đưa ông tới Nhà Trắng.

14:51 04/11/2024

Đó là một buổi chiều thứ bảy ấm áp nhưng âm u. Khoảng 100 người biểu tình đang hò hét trước Nhà Trắng, nói với người đàn ông sống ở đó rằng họ ngưỡng mộ ông, họ đánh giá cao những gì ông đã làm, nhưng giờ là lúc ông cần rời đi.

"Hey hey, ho ho, cảm ơn, Joe, đến lúc ra đi rồi", đám đông hô hào.

Họ thuộc về một liên minh vững chắc ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump, với những người da trắng theo đạo Thiên chúa là thành phần chủ chốt.

 

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trên sân khấu Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa ở Milwaukee hồi tháng 7. Ảnh: CNN

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trên sân khấu Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa ở Milwaukee hồi tháng 7. Ảnh: CNN

 

Vào đầu những năm 1970, 90% người Mỹ tự nhận mình là người theo đạo Thiên chúa. Nhưng đến năm 2020, con số này giảm xuống còn 64%. Trung tâm nghiên cứu Pew lưu ý nếu xu hướng cải đạo gần đây tiếp diễn, người theo đạo Thiên chúa có thể chỉ còn chiếm chưa đến một nửa dân số Mỹ trong vòng vài thập kỷ tới.

Vì vậy, khi Trump đưa ra phán quyết bãi bỏ quyền phá thai hồi năm 2022, họ đã ăn mừng vì đức tin của mình được bảo toàn. Và khi ông hứa sẽ đưa họ trở lại thành một thế lực chính trị, họ đồng loạt ủng hộ.

"Chúng ta phải đưa tôn giáo của mình trở lại", Trump nói với tổ chức Đài phát thanh Tôn giáo Quốc gia hồi đầu năm. "Chúng ta phải đưa Thiên chúa giáo trở lại đất nước này".

Theo một phân tích của bình luận viên Shadi Hamid từ Washington Post, sau khi Trump thể hiện lập trường ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Thiên chúa giáo trong cuộc bầu cử năm 2016, những người thuộc nhóm này đã góp phần giúp ông giành chiến thắng. Số lượng thành viên trong các nhà thờ Thiên chúa từ đó tăng lên, được thôi thúc bởi những người ủng hộ Trump đang tìm kiếm nơi để thực hành tín ngưỡng.

"Họ trở thành những người theo đạo Thiên chúa vì ý nghĩa chính trị của nó", Hamid viết. "Trong số những người da trắng không theo đạo Thiên chúa ủng hộ Trump vào năm 2016, khoảng 16% bắt đầu xác định mình là người theo đạo vào năm 2020. Điều này một lần nữa cho thấy chính trị, chứ không phải tôn giáo, là yếu tố thúc đẩy họ".

Có thể nhìn thấy tình cảm của nhóm này đối với cựu tổng thống Trump tại Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa (RNC) ở Milwaukee hồi tháng 7.

"Hãy để cơn sốt Trump trỗi dậy. Hãy để cơn sốt Trump thống trị một lần nữa", Đô vật Hulk Hogan khuấy động đám đông tại sự kiện. Xé chiếc áo đen có in hình lá cờ Mỹ để lộ chiếc áo phông đỏ in dòng chữ Trump - Vance bên trong, ông sử dụng một cụm từ kỳ lạ phù hợp với cả người hâm mộ lẫn người phản đối để mô tả về cựu tổng thống.

"Hãy để cơn sốt Trump khiến vĩ đại trở lại", Hogan hô lớn.

Xuyên suốt 4 ngày từ 15 đến 18/7 , RNC đã trở thành lễ kỷ niệm thuần túy. Hết diễn giả này đến diễn giả khác tranh nhau tung ra những lời khen ngợi Trump và chỉ trích đối thủ đảng Dân chủ, lúc bấy giờ vẫn là Tổng thống Biden.

Cương lĩnh được đảng Cộng hòa công bố tại đại hội không giống các tài liệu chính sách khô khan, cũ kỹ, mà giống như một bài phát biểu của Trump chứa đầy những tuyên bố khoa trương, cùng các thông tin chưa được kiểm chứng. Nhưng rất ít người trong phòng tỏ ra hoài nghi về việc cựu tổng thống, sau tất cả, sẽ trở lại Nhà Trắng.

Với Trump, việc ông áp đảo Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò dư luận ba tuần trước đó đã khiến cuộc hội tụ của các đảng viên Cộng hòa trở nên ngọt ngào hơn.

Chủ tịch Teamsters Sean O'Brien là người đứng đầu một công đoàn từng ủng hộ ứng viên Dân chủ Hillary Clinton và Biden, bước lên sân khấu gọi cựu tổng thống là "người cứng rắn".

Nhiều gương mặt từng cạnh tranh với Trump trong các vòng bầu cử sơ bộ giờ đây phủ nhận những lời chỉ trích của chính họ dành cho cựu tổng thống chỉ vài tháng trước.

Thống đốc Nam Carolina Nikki Haley từng khiến những người trung thành với Trump tức giận hồi đầu năm nay khi từ chối rời khỏi cuộc đua tranh suất ứng viên đảng Cộng hòa và gọi ông là "kẻ độc hại". Tại đại hội, bà đã đầu hàng tuyệt đối khi tuyên bố "Donald Trump được sự ủng hộ mạnh mẽ từ tôi, chấm hết".

Với gương mặt rạng rỡ từ chỗ ngồi của mình tại nhà thi đấu Fiserv Forum của Milwaukee, Trump hoàn toàn bị cuốn hút bởi bầu không khí tại sự kiện. Với một miếng băng trắng lớn trên tai che đi vết thương trong vụ ám sát hụt trước đó, ông trông vui vẻ và vô cùng phấn khích khi đô vật Hogan hô hào trên sân khấu.

Trong 8 năm kể từ lần đầu tiên bước chân vào Nhà Trắng, Trump đã buộc đảng Cộng hòa phải chấp nhận quan điểm của ông rằng bất cứ điều gì ngoại trừ lòng trung thành tuyệt đối đều là sự phản bội, bất cứ điều gì không phải sự thống trị tuyệt đối đều là thất bại và những người Mỹ kính sợ Chúa sẽ mất tất cả những gì họ yêu quý ở đất nước của mình nếu ông không trở lại Nhà Trắng.

"4 tháng nữa, chúng ta sẽ có một chiến thắng đáng kinh ngạc và chúng ta sẽ bắt đầu 4 năm vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước", Trump phát biểu trên sân khấu vào ngày cuối đại hội với phong thái tự tin giống như của một người chưa từng thất bại.

 

Ông Trump vỗ tay dưới hàng ghế khán giả tại Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa hồi tháng 7. Ảnh: CNN

Ông Trump vỗ tay dưới hàng ghế khán giả tại Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa hồi tháng 7. Ảnh: CNN

 

Tối hôm đó, ông thực sự không phải kẻ thua cuộc. Trong hội trường, đám đông ngưỡng mộ tin rằng Trump đã thắng cuộc bầu cử năm 2020. Họ tin rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận. Và họ biết ông Biden đang ở thế khó.

Một số tín đồ Thiên chúa giáo trong nhà thi đấu thừa nhận rằng việc Trump kết hôn nhiều lần, bị cáo buộc ngoại tình, có ngôn từ mất kiểm soát hay hành vi thô lỗ là điều đáng lo ngại. Nhưng họ cũng bị mê hoặc bởi cách ông vượt qua những vụ bê bối, thất bại về tài chính và các vụ truy tố hình sự.

"Cùng nhau, chúng ta sẽ mở ra một kỷ nguyên mới an toàn, thịnh vượng và tự do cho công dân của mọi chủng tộc, tôn giáo, màu da và tín ngưỡng", Trump nói. "Bất hòa và chia rẽ trong xã hội của chúng ta phải được chữa lành. Chúng ta sẽ cùng nhau vươn lên, hoặc sẽ sụp đổ. Tôi đang tranh cử để trở thành tổng thống cho toàn thể , chứ không phải một nửa ".

Trong gần 10 phút, Trump bám sát diễn văn đã được chuẩn bị sẵn, đề cao tình đoàn kết và hòa giải mà chiến dịch của ông đã cam kết sau vụ ám sát hụt. Những người trong đám đông, với hàng chục người đeo băng tai để thể hiện đoàn kết với cựu tổng thống, gật đầu đồng tình.

Nhưng rồi sau đó, ông tiếp tục nói thêm một tiếng 20 phút nữa về những lời buộc tội, bất bình và dối trá, trong bài phát biểu lan man đến mức ngay cả những người ủng hộ trung thành cũng phải nhìn đồng hồ.

Nhưng trước đó, ông đã kịp kể một câu chuyện mà không người đam mê ánh đèn sân khấu nào có thể cưỡng lại. Câu chuyện về một buổi chiều đẹp trời, ông bị bắn nhưng không tìm cách chạy trốn mà vẫn đứng vững, tay giơ cao, không cúi đầu.

"Đáng lẽ tôi đã không ở đây đêm nay", ông nói một cách nghiêm trang.

"Có chứ!", đám đông liên tục hét lên đáp lại lời cựu tổng thống.

"Cảm ơn, nhưng không phải". Trump vừa nói vừa lắc đầu. "Tôi đứng trước các bạn trong nhà thi đấu này chỉ nhờ ân sủng của Chúa toàn năng".

Đám đông một lần nữa trở nên phấn khích.

Tags:
Cuộc đua đốt tiền trong bầu cử Mỹ

Cuộc đua đốt tiền trong bầu cử Mỹ

Nước Mỹ bỏ ra gần 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử năm nay, trong khi tổng chi phí cho tổng tuyển cử năm 2021 của nước láng giềng Canada chỉ là 69 triệu USD.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất