Cuộc Sống Ở Mỹ không dám bị bệnh, bạn có tin không?

Sống ở Mỹ, mở mắt là đi cày, b.ệnh là mệt lắm. Vì thế nên không ai dám bệnh hết, cuộc sống vô cùng cực khổ.

14:45 04/11/2024

Ở chỗ tôi, khí hậu thay đổi là mọi người đổ bệnh nhiều lắm, cảm hay đau đầu là chuyện bình thường.

Ở Mỹ không dám bệnh, nói thật không ai tin. Không phải tự dưng tôi hay chia sẻ với các bạn rằng: “Đừng có cố quá, cố quá là quá cố”.

Tôi nhớ giai đoạn tôi còn đi làm hãng, nhất là những mùa lạnh, đau đầu mệt mỏi cỡ nào cũng phải cố lết cái thân đi. Khi mình cảm hay ốm, ăn còn chẳng muốn ăn nhưng vẫn phải cắn răng làm. Nhiều người hỏi tại sao không nghỉ đi. Muốn lắm chứ các vị. Tuy nhiên, năm đầu đi làm, mình chưa có bất cứ chế độ đãi ngộ nào nên phải cố để được hưởng những quyền lợi về sau.

Khổ nhất là có nhiều người cố quá, không cầm cự nổi mà phải ra đi. Tôi đã chứng kiến một vài trường hợp như thế. Thành ra, nói cố quá thành quá cố là như vậy.

Ở xứ này là xứ công nghiệp, việc bị bệnh là việc của mình, người ta không mấy quan tâm, mình làm không được thì mình ở nhà, người ta kiếm thợ khác. Làm nail hay làm nhà hàng cũng vậy thôi.

Bệnh tật là chuyện không ai muốn, vậy nên sang đây mọi người chú trọng sức khỏe mình lắm. Đặc biệt trong sáu tháng đầu, bảo hiểm chưa có nên muốn khám bệnh kê thuốc khó khăn vô cùng. Còn làm công ngày nào còn khổ sở ngày đó.

Tiện đây thì tôi cũng muốn chia sẻ một bí quyết giữ gìn sức khỏe cho các bạn, đó là luyện khí công. Hồi còn ở bên Việt Nam, tôi hay tập môn thể dục này để điều hòa khí huyết và duy trì những dòng suy nghĩ tích cực. Hiệu quả lắm các bạn ạ!

Tuy nhiên, có bệnh thì phải uống thuốc. Với các bạn có ý định định cư Mỹ, tôi khuyên các bạn nên mang theo giống nha đam và tía tô sang trồng, đặc biệt những lúc cảm cúm sẽ thấy rõ được giá trị của chúng. Quan trọng hơn, các bạn nên mang theo những liều thuốc đặc trị để đối phó bệnh tật trong sau tháng đầu khi chưa có bảo hiểm, không thừa đâu.

Tags:
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu và phân tích các nền tảng chính sách đối ngoại tiềm năng của cả hai ứng cử viên chính. Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, mỗi bên đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất