Nhìn người bị đau mắt đỏ thì có lây bệnh không: Bác sĩ trả lời

Từ hôm con vào năm học mới đến giờ mình cứ thấp thỏm bé bị lây đau mắt đỏ mọi người ạ.

13:48 27/10/2023

Mỗi ngày đọc báo đài đề thấy nói về dịch bệnh, thực tế xunh quanh nơi mình sống cũng có 1 vài người bị rồi. Nhiều khi đi chung thang máy, gặp ở siêu thị mình cũng cứ rất sợ, phải tránh xa kẻo lây rồi lại về lây cho cả nhà thì khổ vô cùng.

Hôm nay, con mình đi học về kể chuyện là trên lớp có 1 bạn bị đau mắt đỏ, khi nghe thấy vậy, chồng mình liền dặn con: 'Bạn bị đau mắt thì con không được nhìn vào mắt bạn mà lây bệnh đấy nhé'.

Mình đang đứng nấu cơm mà nghe thấy như vậy liền nhớ đến ngày xưa bố mẹ mình cũng thường nói với mình như vậy. Liệu việc nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây thật sự hay không nhỉ.

Mình đang phân vân nên lên mạng tìm hiểu thì may quá đọc được bài giải đáp của bac sĩ. Mình chia sẻ lại ở đây để ai còn nhầm lẫn thì nên thay đổi quan điểm và biết cách phòng tránh bệnh đau mắt chính xác hơn nhé!

hình ảnh

Theo như bác sĩ giải thích về sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ thì thế này:

Đau mắt đỏ lây lan qua đường tiếp xúc dịch tiết mắt người bệnh. Bệnh lây truyền qua nhiều cách, gồm: tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như nói chuyện, ôm hôn hoặc bắt tay; dùng các vật dụng nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, gối, tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ chơi...

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền qua nguồn nước nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, hoặc bể bơi. Thói quen dụi mắt, đặt tay vào mũi hoặc miệng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Đau mắt đỏ không lây khi nhìn vào mắt người bệnh. Có thể do bệnh dễ lây lan và phát bệnh nhanh nên nhiều người nghĩ rằng bệnh sẽ lây khi nhìn vào mắt người bệnh.

Những dấu hiệu ban đầu của bệnh là mắt có cảm giác bị cộm, xốn, ngứa, đỏ nhẹ, đổ ghèn... Bệnh thường xảy ra ở một bên mắt, vài ngày sau lan sang mắt còn lại, cũng có thể ở hai mắt cùng một lúc.

hình ảnh

Ảnh: DSD

Nếu mắt bị sưng, đỏ nhiều hơn, cần đến bệnh viện có chuyên khoa mắt để được thăm khám. Khi điều trị, chú ý dùng thuốc theo bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng vì có thể làm thị lực xấu hơn.

Bên cạnh đó, cần cách ly người bệnh, hạn chế tiếp xúc và không dùng chung các vật dụng với người bệnh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh và không đưa tay dụi vào mắt, mũi, miệng. Khi người bệnh khỏi hoàn toàn mới được quay trở lại học tập, làm việc.

Làm gì khi bị đau mắt đỏ 

Bệnh đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là tình trạng viêm màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (tròng trắng mắt) và kết mạc mi. 

Nếu biết mình bị đau mắt đỏ, mọi người có thể dùng nước mắt nhân tạo không kê đơn hoặc thuốc nhỏ nước muối có thể làm dịu triệu chứng đau mắt đỏ. Trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, thuốc nhỏ kháng histamine có thể dùng điều trị tình trạng này. Lưu ý, không để đầu ống nhỏ giọt chạm vào mắt, đồng thời rửa tay sạch sau khi nhỏ thuốc.

Với trẻ bị đau mắt đỏ, phụ huynh chăm sóc con bằng cách chườm mát hoặc ấm lên mắt để làm dịu các triệu chứng. Làm sạch cẩn thận các vùng xung quanh mắt bằng nước ấm, gạc hoặc tăm bông. Cách này cũng có thể loại bỏ lớp vảy khô khiến mí mắt dính vào nhau mỗi buổi sáng.

Trường hợp trẻ đeo kính áp tròng nên tạm ngưng cho đến khi chữa khỏi đau mắt đỏ. Sau đó, bạn khử trùng tròng kính và hộp đựng ít nhất 2 lần trước khi cho con đeo lại. Nếu trẻ đeo kính áp tròng dùng 1 lần, hãy vứt bỏ cặp kính đeo hiện tại và sử dụng cặp mới sau khi hết bệnh. Khi bị bệnh, phụ huynh cho trẻ ở nhà nghỉ ngơi, đồng thời nhằm hạn chế lây đau mắt đỏ cho những bạn khác.

Tags:
Đừng bao giờ để 3 loại người này ngủ qua đêm tại nhà bạn, dù mối quan hệ có thân thiết đến đâu

Đừng bao giờ để 3 loại người này ngủ qua đêm tại nhà bạn, dù mối quan hệ có thân thiết đến đâu

Những người có lòng tham không đáy thì lúc nào cũng chỉ thích lợi dụng những người khác.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất