Nhận định về Việt kiềυ Châυ Âυ mang tiếng keo kiệt: “Eυro là mồ hôi, nước mắt không phải lá đa mυốn là có“
Ảnh hưởng kiểu này tuy mang tính thụ động nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân lí giải cho cái “kẹo” của Việt Kiều Âu. Hồi mới sang Đức, mình cứ rần rần hóng ngày về Việt Nam chơi, có mấy bạn Việt Nam ở đây kêu mình là “bay bổng, hoang tưởng”.
13:46 07/11/2022
Chính văn hóa bản xứ cũng ảnh hưởng đến cách chi tiền của những người Việt Nam sống trên đất bạn.
Ảnh hưởng kiểu này tuy mang tính thụ động nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân lí giải cho cái “kẹo” của Việt Kiều Âu.
Hồi mới sang Đức, mình cứ rần rần hóng ngày về Việt Nam chơi, có mấy bạn Việt Nam ở đây kêu mình là “bay bổng, hoang tưởng”.
Vì họ nói về nhà không được tiếp đãi thiệt tình, không được chào đón nồng nhiệt kiểu lãnh tụ về nước, rồi còn bị cho “vô tròng” chiêu đãi, rồi đến khi ra đi lại bị dán mác “bủn xỉn” … nói chung là câu chuyện hồi hương trong mắt họ khủng khiếp lắm.
Mình là người may mắn (cũng có thể đã bị dán nhãn keo kiệt rồi nhưng có thể nói đâu sau lưng, tôi không nghe, tôi không thấy, tôi không biết, … thanh thản!).
Năm ngoái về nhà, rủ vài nhóm bạn đi ăn uống, chơi bời (khi mình chủ động rủ tức là mình có khả năng mời và thanh toán và mình vui vì điều đó) vậy mà họ toàn xúm nhau chia hóa đơn để đãi Việt kiều, nhất định không cho mình trả.
Năn nỉ cũng không để mình trả, sao mà tốt vậy cơ chứ.
Bởi lẽ họ là những người bạn thực sự, đến với mình bằng cả tấm chân tình, bỏ thời gian, công sức và cả tiền bạc để hội ngộ đứa con xa xứ này.
Hôm nay mình viết bài này để lí giải tại sao cũng là hàng Việt kiều nhưng Việt kiều châu Âu hay bị dè bỉu và xếp hàng “kẹt xỉn”.
1.Tiền mà cụ thể Euro là mồ hôi, nước mắt không phải lá đa
Ở châu Âu, theo mình biết Việt kiều tập trung nhiều ở Pháp, Đức, các nước Đông Âu (Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ukraina) rải rác ở Ý , Tây Ban Nha và các nước Bắc Âu (Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển).
Trừ những thành phần du học sinh, tu nghiệp sinh và những diện đoàn tụ, kết hôn với người ngoại quốc (như mình) thì Việt Kiều sang Âu phải lao động chân tay khá vất vả (bằng cấp Việt Nam có cao sang mấy thì cũng vứt, làm lại từ đầu, đi từ con số 0).
Mùa đông châu Âu lạnh như cắt, có mấy ai biết nhiều người phải đứng bán hàng ngoài trời âm độ, thở ra băng tuyết, hoặc rửa chén, lau chùi trong các nhà hàng, Imbiss lớt cả tay.
Đúng là Euro đổi ra VND có giá thật nhưng lao động vất vả, đời sống tinh thần lại hạn hẹp, hòa nhập văn hóa hạn chế…cả ngày, cả tuần rồi tháng, năm đối với nhiều người chỉ có con đường từ nhà đến chỗ làm, chẳng có cinema, hàng quán, giải trí.
Vậy nên tiền làm ra thì nhiều thật nhưng những người làm ra tiền cũng sẽ có tâm lí tiết kiệm, dè xẻn chứ không dám “sả tiền như nước”….
2.Văn hóa người bản xứ
Người Âu Châu khác hẳn người Mỹ, Úc trong chuyện tiêu sài. Mình có thời gian tiếp xúc lâu dài với nhiều người Mỹ, mình biết văn hóa phóng khoáng của họ.
Nhiều người tiêu sài bạt mạng, không cần biết đến ngày mai.
Làm 10 tiêu hết 9 rưỡi.
Đi làm về là bar, disco, quần này áo kia, son phấn lòe loẹt. Đó là cách sống rất Mỹ, mình đoán Úc cũng vậy (Việt Kiều Úc xác nhận giúp nhé).
Người Âu Châu bản địa tiêu xài rất chừng mực, họ dùng tiền cho những việc cần thiết, không vung tay trong chi tiêu.
Hồi ở Việt Nam nghe quá trời chuyện mấy chàng Pháp keo hơn Nghị Quế (mua hoa hồng tặng bạn gái mà phải so đo, rồi đi nhà hàng lần đầu hò hẹn mà chia đôi hóa đơn trong sự ngỡ ngàng của cô bạn gái Việt Nam)
Còn mình xác nhận luôn người Đức họ không keo nhưng chi tiêu rất chuẩn mực (chồng mình là một ví dụ), những thứ thuộc về sở thích và mang tính giáo dục (ví dụ: du lịch) thì không tiếc tiền, còn chuyện mua sắm hàng hiệu giắt đầy người cho oách thì mình thấy hiếm lắm.
Chính văn hóa bản xứ cũng ảnh hưởng đến cách chi tiền của những người Việt Nam sống trên đất bạn.
Ảnh hưởng kiểu này tuy mang tính thụ động nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân lí giải cho cái “keo” của Việt Kiều Âu.
3. Nhìn nhận chữ “giàu” một cách lệch lạc từ phía Việt Nam
Nói thẳng luôn mình bây giờ có khả năng sài nước hoa Armani, dùng son Dior, xúng xính túi Chanel nhưng mình không “giàu”.
Đừng nghĩ cữ đi Tây là giàu, nói thật bạn mình ở Việt Nam giàu kinh hoàng bạt vía ( tức là giàu thật sự, mình chi tiêu không đáng một phần nhỏ trong thu nhập).
Nếu suy nghĩ cho thấu đáo một cách có hiểu biết, mọi người sẽ thấy anh chị em mình làm ở nước ngoài làm ra tiền nhưng mức chi tiêu cũng rất lớn.
Cả đời trong tài khoản của nhiều người chưa chắc gì đã có được 10.000 euro, vậy sao gọi là giàu.
10.000 euro về Việt Nam xả trong 2 tháng rồi lại về cày lại từ đầu.
Chẳng qua, chuẩn sống ở những nước phát triển rất cao, bạn không sợ đói khát thiếu nhà ở.
Ở Đức, nếu bạn thất nghiệp vẫn nhận được trợ cấp từ chính phủ để không bao giờ phải sống kiếp ăn mày.
Vậy nên, cứ quy chụp đi Tây là giàu thì đúng khi người “giàu” chi tiền chi li thì bị cho là keo kiệt chẳng sai.
4. Đi chơi chứ không phải đi đày
Ra sân bay nhìn quanh quất biết ngay ai là người Việt, hành lí hồi hương gì mà hàng hàng lớp lớp, vali này, thùng carton kia.
Toàn quà cáp cho gia đình, người thân, bạn bè. Nếu bạn làm điều đó với tâm lý thoải mái, thích thú vì mang những món ngon vật lạ về cho người thân thì tôi không có ý kiến nhưng có nhiều người tay xách nách mang vì “nghĩa vụ”, tặng bác Ba mà không có chú Bốn cũng kì, cho anh Cả mà không cho chị Hai cũng không được, rồi mang tiếp khắp làng khắp xã là Việt Kiều gì mà nghèo kiếp xa.
Khổ lắm, nhiều người nói với tôi “về Việt Nam thì mừng mà nghĩ đến khoản quà cáp là nổi da gà”. Ôi sao mà khổ vậy, đi chơi còn hơn đi đày!.
5. Dù chỉ một cành hoa
Mọi người đều nghĩ Việt Kiều ở xứ người đầy đủ vật chất thì cần gì ở quê nhà đâu.
Sai lầm, hãy thử tặng họ một cành hoa một cái bánh cam hay dẫn họ đến một quán ăn ngon dân dã nào đó, họ sẽ nhớ bạn suốt đời dù có đi đến tận cùng quả đất!
Mẹ Việt Kiều nhiều lần bật khóc khi con không nói chuyện tiếng Việt được với ông bà
Cho dù sống xa quê hương và sử dụng ngôn ngữ khác nhưng chị Hoàng Thị Trà luôn nỗ lực giữ gìn tiếng Việt cho con, mặc dù hành trình đó rất gian nan.