Việt kiều Mỹ : Không nghề nào bị rẻ khinh như... nghề nail

Thông tin Mỹ phá đường dây kết hôn giả do người gốc Việt cầm đầu không khiến Việt kiều ở Mỹ bất ngờ. Bởi ngoài kết hôn giả, làm nail cũng được nhiều người xem là nghề “neo đậu” để đạt được giấc mơ Mỹ.

14:41 02/11/2022

Nghề nail ở Mỹ tồn tại những rủi ro mà sinh viên Việt Nam nên tìm hiểu kỹ  /// Phan Quốc Vinh

Nghề nail ở Mỹ tồn tại những rủi ro mà sinh viên Việt Nam nên tìm hiểu kỹ

Nói đến cộng đồng người Việt ở Mỹ thì không thể bỏ qua nghề làm móng tay chân (làm nail) ở Mỹ. Nghề này đã mang lại nhiều thứ cho những người sống xa quê hương. Nhưng liệu đây có phải là nghề đưa các bạn sinh viên Việt Nam đến gần hơn với giấc mơ Mỹ?

Lê T., bạn học cũ của tôi ở khu Little Saigon (California) kể, sau 15 năm sang định cư, bây giờ cô đã trở thành bà chủ tiệm nail với gần 20 thợ chính cứng tay kèm dàn quản lý giỏi giang và nguồn thu nhập đáng kể. Tiệm cũng đã đào tạo được rất nhiều thợ sau này trở thành ông bà chủ của nhiều tiệm nail khác.

T. trải lòng thêm: “Công việc tuy vất vả nhưng có thu nhập tương đối, đủ trang trải cho cuộc sống và gửi về quê giúp đỡ bà con, những hoàn cảnh khó khăn và dự định tích cóp ít vốn liếng để hồi hương khi về già". Nghề làm nail phần nào cho thấy sự vươn lên của một bộ phận người Việt tại Mỹ.

Việt kiều Mỹ hé lộ góc khuất nghề nail cho giấc mơ 'neo đậu': Tiền nhiều, nhưng... - ảnh 1

Câu hỏi “To nail or not to nail” (Đi làm nail hay không, đó là vấn đề!) cứ luôn văng vẳng trong đầu hàng ngày

Làm nail là nghề không cần phải mất quá nhiều thời gian để học nên khá nhiều người Việt Nam khi sang Mỹ đều có thể bắt tay vào việc ngay. Nhờ sự cần cù, chịu khó nên họ đã tạo nên một nền “công nghiệp” thành công ở đây. Ngoài làm móng, mọi người còn phục vụ các dịch vụ khác như kẻ lông mày, đắp lông mi giả, tẩy lông chân, mát xa mặt...

Học phí trả bằng… nail

Tôi nhớ hồi mới sang Mỹ, nhóm sinh viên Việt Nam đã phải đối diện với đủ thứ khác biệt khi cắp sách đến trường đại học và “cơm áo gạo tiền” là nỗi lo không hề nhỏ. Các bạn sinh viên du học có gia đình hỗ trợ thì đỡ vất vả hơn, còn các sinh viên thuộc diện được phép mang theo gia đình và có được chút ít học bổng thì cuộc “chiến đấu” này càng dữ dội hơn.

Câu hỏi “To nail or not to nail” (Đi làm nail hay không, đó là vấn đề!) cứ luôn văng vẳng trong đầu hàng ngày.

Vậy nên trong nhóm đa tự tách ra thành 2 phe: một bên thì dành thời gian để đọc sách, làm nghiên cứu ở thư viện còn một bên thì dành thời gian rảnh ít ỏi còn lại ngoài giờ học hoặc cuối tuần để đi làm nail kiếm thêm thu nhập. Dĩ nhiên đối với các bạn sinh viên thì số tiền thu nhập từ nail quả là điều “nằm mơ cũng khó gặp” so với nhiều công việc khác ở Việt Nam.

Do không có bảo hiểm y tế nên bao nhiêu số tiền dành dụm được, những người làm nail Việt Nam “lụi” đã chi trả cho những tờ hoá đơn viện phí hay thăm khám bác sĩ cao kh...ủng kh...iếp.

Vậy là từ đó nhiều bạn sinh viên chỉ làm bài tập kết thúc môn học một cách qua loa cho đủ điểm đạt, học xong nhưng không tích lũy kiến thức được gì nhiều. Kèm với đó là đôi mắt luôn đỏ hoe, cơ thể luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ và đặc biệt là sự ái ngại khi phải giấu diếm công việc của mình đối với mọi người bởi họ đang “phá luật” (trường đại học thường không cho phép sinh viên cao học toàn thời gian đi làm quá 20 tiếng mỗi tuần và chỉ được làm ở trong trường).

Ngay bản thân tôi cho dù có một công việc với thu nhập dù không quá cao nhưng ổn định kèm theo chế độ bảo hiểm y tế, đào tạo hàng tháng... nhưng khi người bạn học là chủ tiệm nail ở tiểu bang Florida đưa ra mức lương cao gấp 4 lần để mời tôi chuyển đến thành phố khác cùng làm việc, điều đó cũng khiến tôi “rung rinh” trong một thời gian khá lâu mới đưa ra quyết định từ chối.

Nhiều sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp ra trường đã theo luôn nghề nail mà không sử dụng đến bằng cấp bởi so sánh giữa lương sinh viên mới ra trường với thu nhập từ nghề nail quả là khập khiễng. Có bạn còn mở thêm được 1-2 tiệm dù sắp tốt nghiệp như là sự minh chứng cho “ma lực” kh...ủng kh...iếp mà nghề nail mang lại.

Việt kiều Mỹ hé lộ góc khuất nghề nail cho giấc mơ 'neo đậu': Tiền nhiều, nhưng... - ảnh 3

Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đã theo luôn nghề nail mà không sử dụng đến bằng cấp

Chưa kể trong các tiệm nail cũng có nhiều “bí quyết rỉ tai” kết hôn với người đã có quốc tịch Mỹ để có thể ở lại hợp lệ.

Dĩ nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ như Nh., tốt nghiệp thạc sĩ ngành kỹ thuật. Nh. tâm sự rằng bạn đã theo nghề nail trong suốt thời gian đi học nên kết quả học tập thấp, mất đi suất học bổng trong bang nên phải trả tiền học phí như sinh viên quốc tế. Vậy nên học phí trả bằng… nail. Đồng thời khi ra trường, đi xin việc thì bị nhiều nhà tuyển dụng từ chối bởi bạn cũng tự nhìn nhận rằng mình đã học cho có để ra trường chứ không thu nạp được kiến thức bao nhiêu.

Thế nên bây giờ bạn quyết định thay đổi, bắt đầu lại từ đầu bằng cách nộp đơn học thêm thạc sĩ ngành khoa học máy tính và quyết tâm lần này học thật 100% để ra trường xin việc làm và ổn định tương lai lâu dài.

Góc khuất và những rủi ro của nghề

Cũng kinh doanh nghề nail, chị Kim Th. là chủ hai tiệm nail nhỏ ở thành phố Salzburg (Áo) chia sẻ: “Ở đây, lương thợ nail mà cao gấp đôi của chủ mặc dù chị cũng cày... sấp mặt một tuần 65 tiếng đồng hồ. Đồng thời là chủ tiệm, chị phải trả bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên và phải trả 14 tháng chứ không phải 12 tháng vì chính sách của chính phủ Áo là trả 14 tháng lương cho người lao động. Do vậy, thợ mình thuê chẳng qua là cùng phụ mình để trả chi phí của cả tiệm chứ chủ cũng phải cày thì mới có lương để sinh sống”.

Nhiều thợ nail ở Mỹ không cần bằng cấp (vì đồng nghiệp có thể cho mượn), thu nhập không phải nộp thuế thu nhập (vì khuyến khích khách trả và típ bằng tiền mặt), thời gian cũng linh động dễ sắp xếp được việc cá nhân. Nên đây quả là một nghề “hot” so với đồng nghiệp ở các nước khác.

Nhưng sự cạnh tranh khách ngấm ngầm khiến cho nhiều bạn đã thay đổi tính cách, sống “xù xì” hơn mà rất nhiều người khi tôi gặp lại không còn như hồi mới sang.

Chị Th. chia sẻ thêm, nghề làm nail phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, trong đó có những hóa chất đ..ộc h...ại trực tiếp hay gián tiếp. Những hoá chất này có thể gây ra những nguy hại tại chỗ hoặc từ từ, có thể xảy ra nhiều năm sau khi đã bỏ nghề làm nail và chuyển sang nghề khác. Có lẽ vì vậy nên rất dễ thấy những người làm nghề khi làm việc đều phải đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Rồi “của thiên trả địa”… Do không có bảo hiểm y tế nên bao nhiêu số tiền dành dụm được, những người làm nail Việt Nam “lụi” đã chi trả cho những tờ hoá đơn viện phí hay thăm khám bác sĩ cao khủng khiếp. Có trường hợp người thân ở Việt Nam mất nhưng cũng không thể sắp xếp để về tham dự đám tang bởi sợ có người thế chân... Có người bị u...ng th...ư do h...oá ch...ất, tật ở mắt, trẻ bị tự kỷ... và được cho là “bệnh nghề nghiệp”.

Và chưa kể nhiều bạn sinh viên theo nghề kiếm tiền khá dễ dàng nên việc đốt tiền vào các sòng bài cũng nhanh chóng không kém. Và rồi họ rơi vào vòng xoáy cờ bạc mà khó có thể rút ra khi sống xa gia đình.

Cuối cùng là cơ quan quản lý lao động tại hầu hết các tiểu bang Mỹ đã và đang tiến hành kiểm tra việc thi hành luật lệ lao động tại các tiệm nail khá gắt gao, đặc biệt là trong thời gian chính phủ Mỹ đang siết chặt việc nhập cư. Điều này cũng đang là nỗi ám ảnh của chủ tiệm nail sử dụng lao động trái phép cũng như các sinh viên “làm chui” bởi nếu họ bị phát hiện thì chắc chắn bị gặp rắc rối lớn với trường học của mình.

Việt kiều Mỹ hé lộ góc khuất nghề nail cho giấc mơ 'neo đậu': Tiền nhiều, nhưng... - ảnh 6

 

'Của thiên trả địa... Kiếm được nhiều tiền từ làm nail, nhiều sinh viên Việt Nam cũng nhanh chóng tiêu tiền ở các sòng bạc

Nghề nail tại Mỹ lâu nay đã gặp khó khăn vì có rất nhiều luật lệ phức tạp, từ luật hành nghề, luật thuế vụ và quan trọng hơn hết phải nói là luật lao động như đã đề cập. Trong suốt nhiều năm qua, chủ tiệm nail tại Mỹ thường xuyên bị phạt không ít thì nhiều vì không hiểu rõ những phức tạp của luật lao động liên bang và từng tiểu bang liên quan đến vấn đề thuê mướn thợ.

Riêng tại tiểu bang California có nhiều người Mỹ gốc Việt sinh sống thì luật lao động của tiểu bang này lại được xem là rắc rối nhất nước Mỹ. Thế nên nhiều chủ tiệm nhiều khi không thể nắm hết được nếu không trả tiền cho luật sư tư vấn hoặc cố tình “khó quá bỏ qua” nên dễ gặp rắc rối với chính quyền.

Vào cuối tháng 7.2018, do nhận được khiếu nại của nhiều thợ nail của tiệm (mà dân trong nghề cũng biết là có thể những tiệm nail cạnh tranh khác đã “tố”) và sau một thời gian điều tra, cơ quan lao động tiểu bang California đã phạt chủ tiệm Y. tại thành phố Temecula số tiền tổng cộng hơn 1.2 triệu USD vì phạm luật lao động.

Đây cũng là số tiền phạt lớn nhất mà một tiệm nail ở Mỹ đã bị phạt vì phạm luật lao động từ trước đến nay. Và cơ quan này hiện vẫn tiếp tục kiểm tra các doanh nghiệp nhỏ của người Việt khác như spa và massage, nhà hàng, siêu thị nhỏ...

Việt kiều Mỹ hé lộ góc khuất nghề nail cho giấc mơ 'neo đậu': Tiền nhiều, nhưng... - ảnh 4

Tags:
Việt kiều ở Mỹ lo chồng sập bẫy tình khi về nước: “Các cô ở Việt Nam rất dạn dĩ. Họ sẽ nhảy vào chồng của chúng tôi“

Việt kiều ở Mỹ lo chồng sập bẫy tình khi về nước: “Các cô ở Việt Nam rất dạn dĩ. Họ sẽ nhảy vào chồng của chúng tôi“

Mọi rắc rối của Henry Liem bắt đầu mỗi lần anh chuẩn bị về Việt Nam. Xin visa của chính phủ là chuyện dễ dàng, xin được sự cho phép của vợ mới là chuyện khó khăn nhất.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất