Nhận diện người đạo đức giả chỉ qua 1 câu nói, chính xác hơn xem mặt
Khi thấy ai đó đạt được thành tựu gì, họ sẽ không kiểm soát nổi sự ích kỷ, ghen tỵ bên trong con người mình.
03:45 22/03/2024
Tôi nghe nói...
Họ làm điều này để làm gì? Chính là để thỏa mãn sự phù phiếm bên trong họ và cũng có thể là dìm ai đó xuống để bản thân nổi cao hơn. Khi có vấn đề xảy ra, họ sẽ chối bay chối biến khi phải ba mặt một lời, thậm chí còn đóng vai nạn nhân, là người đáng thương bị bạn đổ vấy tội.
Tiền không thành vấn đề
Xung quanh chúng ta luôn có một số người hay khoe khoang tiền bạc. Câu cửa miệng của họ là: “Tiền không thành vấn đề” kèm theo thái độ hợm hĩnh, coi thường người khác. Nhưng đến khi xảy ra vấn đề cần dùng đến tiền, họ sẽ lập tức biến mất hoặc tìm cách lảng tránh.
Nguyên tắc và tính cách của một người ẩn chứa trong thái độ của họ đối với tiền bạc. Trên thực tế, nói chuyện thẳng thắn về tiền bạc sẽ không làm tổn thương tình cảm và chính cách tiếp cận mơ hồ mới khiến người khác cảm thấy khó chịu.
Bạn cũng đừng mong chờ sự giúp đỡ của những người bạn luôn nói: “Tiền không thành vấn đề”. Sự thật kiểu người này không hỗ trợ được bạn lúc khó khăn. Họ giống như “thùng rỗng kêu to” vậy, chẳng đáng tin tưởng, cũng chẳng có giá trị.
Còn những người tốt thật sự sẽ ít khoe khoang, luôn khiêm tốn. Họ không có tư duy giải quyết mọi việc bằng tiền nên dĩ nhiên không đặt tiền lên hàng đầu. Khi bạn gặp khó khăn, chắc chắn họ sẽ ở bên hỗ trợ trong tầm khả năng. Họ là người tốt bụng, tử tế.
Tôi biết nó sẽ như thế này
Trong môi trường làm việc hay trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những người hay phán xét, luôn cho mình đúng, mình thông minh. Khi có vấn đề gì xảy ra, kiểu người này thường nói: “Tôi đã nói trước từ lâu, bạn làm như vậy là không đúng, nếu bạn nghe tôi thì…”.
Nhưng thực tế, họ không nói trước bất cứ điều gì, cũng không đưa ra đề xuất hay ý kiến nào mang tính xây dựng. Họ chỉ nói câu đó theo cảm tính bản thân. Họ là những người “vụng chèo, khéo chống”, không thật tâm, thậm chí không muốn nói là đạo đức giả.
Họ không bao giờ tìm lý do, nguyên nhân tử bản thân mà luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác. Họ thiếu sự tôn trọng đối với mọi người xung quanh. Loại người này hẹp hòi, ích kỷ, thấy lợi là tranh vào mình, thấy người khác hơn mình liền tìm cách chà đạp.
Sao keo kiệt vậy, nếu là tôi, tôi đã....
Đây là câu nói của những người giả vờ sống tử thế. Trong nhiều trường hợp, họ dùng những câu nói mang hàm ý phê phán đi kèm những triết lý để đi chỉ trích hành vi của người khác. Thế nhưng khi chuyện xảy ra với bản thân thì họ lại trở nên hẹp hòi, ích kỷ và làm ngược lại phát ngôn của mình trước đó.
Những người hay nói câu này thường hay nói đạo lý, tiếp đó là hạ bệ và coi thường người khác. Dù thích lôi lý lẽ ra phán xét người khác nhưng họ ít khi góp ý thẳng thắn với người được nói đến mà chỉ nói xấu sau lưng. Người hay nói những lời này thực chất là vì bản thân họ có tính đố kỵ, chẳng muốn ai hơn mình. Tuy nhiên, vì không có bản lĩnh nên họ chỉ dám nói sau lưng cho thỏa mãn lòng ghen tức.
Đây chính là kiểu người sống hai mặt. Bạn không nên kết giao với những kẻ tiểu nhân như vậy bởi biết đâu đến một ngày, bạn cũng có thể trở thành nhân vật chính trong những lời lẽ đạo lý của họ.
Người Mỹ lên Sếp thì gầy,bạc cả tóc người Việt lên Sếp thì béo
Mới đây, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã đăng trên trang cá nhân của mình một số nhận xét về sự khác biệt giữa người Việt Nam và người Mỹ.