Người phụ nữ mắc ung thư thực quản vì một việc hay làm vào mùa đông đã được WHO cảnh báo từ lâu

Trời lạnh ăn thức ăn ấm nóng có lợi nhưng không nên ăn khi còn quá nóng kẻo làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

05:03 04/12/2023

Khi nhiệt độ giảm mạnh, nhiều người thích ăn các món có tính ấm để làm ấm dạ dày như vịt kho gừng. Mới đây, bác sĩ Qian Zhenghong, chuyên khoa tiêu hóa và gan mật đã chia sẻ trường hợp một phụ nữ 70 tuổi vô tình nuốt phải lát gừng khi ăn vịt kho gừng và bị nghẹn 2 tuần trước.

Mặc dù bà cụ đã ho ra được lát gừng nhưng sau đó bà nhận thấy cổ họng dường như có vấn đề. Mỗi khi nuốt, người phụ nữ luôn cảm thấy vướng vướng và hay ho nên đã đến bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra nhưng không phát hiện điều bất thường.

Người phụ nữ cảm thấy nuốt vướng và hay ho nên đã đến bệnh viện khám. (Ảnh minh họa)

Sau đó bác sĩ đề nghị làm nội soi dạ dày xem liệu có phải người phụ nữ bị trào ngược dạ dày - thực quản. Không ngờ trong quá trình khám, bác sĩ lại phát hiện có một khối nhô ra không đều có kích thước khoảng 3 cm ở lối vào thực quản (nơi thức ăn đi vào thực quản), chiếm khoảng 1/3 đường kính,

Bác sĩ Qian Zhenghong cảm thấy mô không đều này có thể là một khối u nên đã tiến hành làm sinh thiết, kết quả giải phẫu bệnh sau đó xác định là ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản.

Bác sĩ Qian Zhenghong cho biết nữ bệnh nhân này không có thói quen hút thuốc hay uống rượu, nhưng bà lại thích thích uống canh nóng. Bất cứ món canh nào bà cũng phải ăn vào lúc nóng hổi, đặc biệt là mùa đông ngày nào bà cũng uống.

Thực tế, uống canh không không có gì sai nhưng nếu bạn uống canh quá nóng ở nhiệt độ cao có thể gây ung thư thực quản. Năm 2016, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã coi đồ uống nóng (> 65 độ C) là chất gây ung thư thứ cấp.

Người phụ nữ có thói quen uống canh nóng hổi làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Qian Zhenghong chia sẻ một nghiên cứu do Pháp thực hiện ở Đông Phi vào năm 2022. Do tỷ lệ mắc ung thư thực quản ở đó rất cao nên nghiên cứu đã phân tích thói quen ăn uống của 849 bệnh nhân ung thư thực quản và nhận thấy rằng:

- Nhiệt độ của đồ uống hoặc thực phẩm ở mức rất nóng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 1,92 lần so với đồ uống hoặc thực phẩm ấm nóng.

- Thời gian chờ đợi đồ ăn nóng nguội dưới 2 phút sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên ​​1,76 lần so với thời gian chờ đợi 2-5 phút.

- Tốc độ tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống nóng quá nhanh làm tăng rủi ro lên gấp 2,23 lần so với những người tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống ở tốc độ bình thường.

- Nếu bị bỏng miệng 6 lần trở lên mỗi tháng sẽ làm tăng nguy cơ lên ​​1,9 lần so với người không bị bỏng mỗi tháng.

- Nếu bạn có tất cả những thói quen trên, nguy cơ sẽ tăng gấp 4,6 lần.

Bởi vì thức ăn có nhiệt độ cao có thể gây bỏng niêm mạc thực quản, gây bỏng nhiều lần và đóng vảy, từ đó có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy.

Ăn đồ ăn, thức uống quá nóng có thể gây bỏng thực quản. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Qian Zhenghong cũng giải thích rằng một số người thắc mắc: “Khi uống đồ uống nóng không có cảm giác bị bỏng nhưng tại sao thực quản lại bị thương?”. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm và kết luận rằng sở dĩ không cảm thấy nóng là do tốc độ uống rất nhanh. Mặc dù tốc độ nuốt nhanh khiến bạn khó có thể cảm thấy cảm giác bỏng nhưng vẫn đủ để có thể đốt niêm mạc thực quản và gây ung thư.

Vì vậy, nghiên cứu cho thấy thói quen ăn đồ quá nóng và quá nhanh có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao nhất. Bác sĩ Qian Zhenghong nhắc nhở mọi người, dù là uống trà, canh hay cà phê, cũng nên để thức ăn ở trong miệng một lúc, cảm thấy nhiệt độ không quá nóng, sau đó mới nuốt xuống để bảo vệ thực quản khỏi bị thương.

Tags:
Tủ lạnh để đối diện 3 chỗ này là sai lầm, nhiều nhà làm sai mà không biết nên tiền bạc rủ nhau đi

Tủ lạnh để đối diện 3 chỗ này là sai lầm, nhiều nhà làm sai mà không biết nên tiền bạc rủ nhau đi

Trong cuộc sống hiện đại, tủ lạnh là một món đồ gia dụng không thể thiếu.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất