Người EQ cao “cạy miệng” sẽ không nói 5 điều ở chốn công sở: Ai bị đào thải mới nhận ra sai lầm
Trong công việc, người lãnh đạo thường là người có năng lực, tầm nhìn, chiến lược.
13:16 17/11/2023
Phán xét sau lưng lãnh đạo
Khi họ tuyển dụng bạn nghĩa là đã dành cho bạn sự tin tưởng nhất định. Vì vậy bạn cần chú ý làm việc, cống hiến cho công việc cũng như sự nghiệp của bản thân mình.
Có thể người lãnh đạo vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng bạn nên góp ý trực tiếp, với thái độ tôn trọng họ thay vì phán xét sau lưng. Đây là thói quen chí mạng của những người EQ thấp ở môi trường làm việc.
Người EQ cao sẽ có cái nhìn đúng đắn về người cấp trên của mình và giữ mối quan hệ tốt đẹp với họ. Bạn không cần phải sống xu nịnh, thảo mai với sếp nhưng cũng không nên chỉ trích hay phán xét lãnh đạo ở sau lưng.
Phàn nàn về công việc
Trong công việc, chúng ta sẽ phải đối mặt với những thử thách khác nhau. Đây chính là cơ hội để chúng ta trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm hơn. Thế nhưng nhiều người có chỉ số EQ thấp lại luôn phàn nàn, kêu ca về công việc mình phải làm. Điều này không những làm bạn tiêu cực, ngại cố gắng mà còn làm người khác có cái nhìn xấu về bạn.
Thay vì phàn nàn hết vấn đề này tới vấn đề khác, những người EQ cao sẽ tự biết nỗ lực, cố gắng và hoàn thành tốt phần việc của mình. Những người khôn ngoan dù có “cạy miệng” cũng không hé lộ lời bàn tán, kêu than gì về công việc của họ. Hơn ai hết, họ hiểu rằng đó là công việc mình cần phải thực hiện, không ai có thể làm thay mình.
Chuyển lời giữa các đồng nghiệp, đặc biệt là trong công việc
Từng có câu chuyện xảy ra như thế này: Đồng nghiệp A đến văn phòng của B để tìm đồng nghiệp C. Vì không thấy C ở đó, A đã nhờ B chuyển lời lại khi gặp C: "Mang bản kế hoạch số 1 cho công ty đối tác." Mãi lâu sau C mới quay trở lại văn phòng, trong lúc không tập trung B đã nhầm lẫn bản kế hoạch số 1 với số 2, khiến C nhận được thông tin sai và ảnh hưởng tới kết quả dự án cuối cùng của công ty. Sau đó, cả B và C đều bị cấp trên trách phạt nghiêm trọng.
Có thể thấy, vì chuyển lời trong công việc liên quan đến những số liệu và tình huống cụ thể, nếu trong quá trình ấy có tin tức nào bị truyền tải sai lệch, dẫn tới hiểu nhầm và có thể làm cho kết quả công tác xuất hiện vấn đề, người đứng ra chuyển lời có thể sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm cho sai lầm ấy dù không thuộc phận sự của mình. Chính vì vậy, trong trường hợp này, bạn nên nhắn đồng nghiệp tìm đến người có được thông tin chính xác chứ không đứng giữa chuyển lời.
Đánh giá đồng nghiệp
Mỗi nhân viên trong công ty có năng lực, cá tính, cách làm việc khác nhau. Vì vậy bạn không nên đánh giá đồng nghiệp theo cái nhìn chủ quan của mình. Tuy vậy, trên thực tế vẫn có nhiều người thường xuyên đánh giá, phán xét về đồng nghiệp và khiến mối quan hệ xấu đi. Đây là điều mà những người có trí tuệ cảm xúc cao không bao giờ mắc phải.
Để gắn bó lâu dài với 1 nơi làm việc, bạn vừa cần có năng lực vừa cần giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cấp trên. Trong công việc, đôi khi bạn cũng sẽ cần nhờ tới sự giúp đỡ, hỗ trợ của các đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thể hiện, khoe mẽ bản thân
Một trong những điều cấm kỵ ở nơi công sở là khoe mẽ về bản thân. Những người này khiến người khác đánh giá cao vì những thứ họ tự vẽ nên. Sau đó, đối phương sẽ cảm thấy thật thất vọng vì bạn chỉ là người “khua môi múa mép” chứ không có tài cán gì.
Người khôn ngoan, có trí tuệ cảm xúc cao sẽ biết giữ mình ở nơi làm việc. Họ chú trọng hành động hơn là lời nói. Khi có được kết quả, thành tựu, người khác sẽ tự công nhận họ thay vì họ phải khoe khoang hay thể hiện bản thân.
Khi còn trẻ, chúng ta nên dành nhiều thời gian để học hỏi và phát triển bản thân. Đó mới là những gì ta nên thực hiện để có tương lai tốt đẹp hơn. Người EQ cao sẽ biết “kín miệng” trong những trường hợp cụ thể để có được mối quan hệ tốt đẹp, lâu bền.
Loại lá Nhật bán 700 một chiếc, ở Việt Nam mọc đầy, nghìn đồng cả bó to, rất nhiều công dụng cho sức khỏe
Lá tía tô ở Việt Nam là một loại rau thơm mọc dễ dàng trong vườn, trong chậu.