Người bị say tàu xe là do đang mắc một chứng bệnh nguy hiểm, bác sĩ phân tích rõ ràng đừng chủ quan
Mình là người bị say tàu xe lâu năm, cảm giác chỉ người trong cuộc mới hiểu
14:01 09/01/2024
10 năm nay dù vẫn đi ô tô và phải đi đi về về rất nhiều lần trong năm nhưng mình vẫn cứ bị say tàu xe, say một cách dã man mọi người ạ.
Cứ mỗi lần chỉ nghĩ đến việc ngồi lên ô tô thôi là mình đã bắt đầu sợ hãi đến mất ngủ. Cảm giác cứ vừa bước lên xe là đã đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn và nôn. Vậy nên mỗi kì nghỉ lễ hay tết với mình đều không có niềm vui trọn vẹn, vì phải đi xa về quê rồi lại từ quê lên thành phố.
Nhiều người cứ bảo uống thuốc say xe là hết nhưng với mình thì không, cứ lên xe là lại ói (dù ăn no hay ăn đói), ói bất chấp thời gian, bất chấp địa điểm, ói đến phát ngại với người ngồi bên cạnh nhưng thật sự cũng không biết phải làm sao nữa.
Mình từng tìm hiểu về việc tại sao con người lại bị say xe, tại sao có những người say xe đến vật vã có những người lại không, thậm chí họ còn nói là thích cảm giác đi ô tô, thích mùi xăng.
Mình đọc thấy có rất nhiều thông tin phân tích nhưng có một thông tin đáng chú ý nhất là hiện tượng say xe có thể là do chúng ta đang mắc một loại bệnh đấy mọi người ạ. Chính bệnh này gây ra chứng say xe. Mình chia sẻ lại thông tin ở dưới đây cho mọi người cùng tham khảo nhé
Có người bị say tàu xe, có người lại không hề bị, ảnh: KDAS
Một căn bệnh gây ra chứng say xe ở nhiều người
Theo các bác sĩ cho biết người đi tàu xe bị say đều có liên quan đến một chứng bệnh được gọi là rối loạn tiền đình, đây là chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe nếu không khống chế được sẽ dễ gặp nguy hiểm.
Khi đi tàu xe, tiền đình của chúng ta sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường để cảm nhận không gian và vị trí tương đối của cơ thể. Tuy nhiên, cùng lúc đó, có hai giác quan khác là mắt và tai cũng hoạt động tích cực. Thông tin thu nhận từ ba cơ quan này không thống nhất, dẫn đến cơ thể mất kiểm soát thăng bằng và bắt đầu nôn nao.
Tiền đình là một bộ phận trong cơ thể giúp con người cảm nhận không gian, kiểm soát trạng thái cân bằng, nhưng với những người quá cảm thì đây lại là một vấn đề.
Làm sao để cải thiện tình trạng say tàu xe
Dùng củ gừng
Trước khi khởi hành 30 phút, nên uống 1 cốc nước ấm pha với gừng. Nghiên cứu cho thấy 1g gừng khô có tác dụng chống nôn không kém thuốc mà không gây tác dụng phụ.
Bạn nên đặt sẵn miếng gừng trong tay, khi cần thì đặt ngay dưới mũi để mùi hăng cay bay vào mũi, hoặc dùng băng dính dán miếng gừng lên trên rốn, cũng giúp chống say.
Sử dụng vỏ cam, quýt, chanh tươi
Trước hoặc khi lên xe, bạn hãy bóc vỏ hoặc lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, rồi hít. Tinh dầu trong vỏ quýt giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo cần thiết và vượt qua cơn say xe.
Người say tàu xe thường thấy đau đầu, chóng mặt, ảnh: DSA
Lá trầu không
Trước khi lên xe chừng 15 phút bạn xé nhỏ lá trầu đặt lên rốn hoặc có thể chà xát nhẹ nhàng, sau đó sử dụng vải dài cột miếng trầu cố định trên vùng bụng. Hoặc người đi xe có thể cầm theo trên tay lá trầu không, thi thoảng xé nhỏ lá và đặt lên mũi để át mùi tàu xe.
Ăn bánh quy
Ăn 2-3 chiếc bánh quy khi bạn bắt đầu thấy buồn nôn và tiếp tục ăn chúng đến khi các triệu chứng say xe giảm. Bạn nên ăn bánh quy loại giòn vì chúng làm giảm lượng nước bọt trong miệng, ngăn cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Tránh ăn bánh quy nướng, có vị cay, hành hoặc tỏi vì chúng có thể khiến các triệu chứng tồi tệ hơn.
Đối với trẻ em bị say tàu xe thì nên làm thế nào?
Cách tốt nhất để giảm say xe là bé cần được tập cho quen dần: ban đầu di chuyển bằng ô tô, taxi, xe bus… ở quãng ngắn, từ quận này qua quận kia thôi, rồi đi quãng dài dần, ví dụ đi các tỉnh gần, rồi mới đi qua đêm. Nhưng nếu không kịp thời gian cho trẻ quen dần thì các mẹ nên làm theo những cách sau:
-Ăn, uống sữa xong nên để bé ngồi, vỗ lưng nhẹ cho bé ợ hơi. Đừng cho nằm ngay, thức ăn và sữa sẽ dễ trào ngược.
- Nói chuyện và chơi đùa với bé. Phản xạ gây nôn có thể vượt qua nếu như sự chú ý bị chuyển sang một vấn đề khác.
- Khi đi tàu xe, nên cho bé ăn không quá no cũng không được để đói. Tuyệt đối không vì sợ nôn ói mà bắt bé nhịn hoặc ăn quá ít, bé sẽ càng mệt.
-Có thể dùng thuốc chống say xe dành riêng cho trẻ em, tuyệt đối không được sử dụng thuốc (uống hoặc dán) của người lớn.
Mong rằng những gì mình chia sẻ sẽ giúp ích được cho mọi người giảm bớt tình trạng say tàu xe. Nói chung đó là cảm giác vô cùng khó chịu chỉ người trong cuộc mới hiểu. Chúc mọi người có những chuyến đi vui vẻ bình an nhé.
Chuyên gia tiết lộ 4 dấu hiệu ở 2 bên lưỡi cảnh báo cơ thể bạn đang kêu cứu
Keiko Zen, thường được gọi là y tá y khoa Keiko, người có nhiều bằng cấp như điều dưỡng và ăn kiêng bằng thảo dược tại Nhật Bản, đã chia sẻ trên trang thông tin cuộc sống Nhật Bản "サンキュ!" (tạm dịch: Cảm ơn!)