Ngâm cá trong thứ nước này: Cá hết sạch mùi tanh, ngọt thơm chắc thịt
Nên chọn cá tươi ngon, còn bơi khỏe. Cá có mắt đen, trong suốt, mang hồng đỏ, dính chặt với hoa khế.
19:51 19/12/2023
Mẹo chọn cá ngon
Khi mua, bạn cần quan sát cả phần vảy cá. Vảy cá phải bám chắc vào thân, tươi sáng. Không mua cá đã bị tróc vảy, mắt đục, lờ đờ.
Dùng tay ấn vào thân cá thấy thịt chắc, có độ đàn hồi tốt.
Sơ chế cá
Cá tươi mua về cần mổ bỏ ruột, bỏ mang, cắt vây, đánh vảy. Đặc biệt, nên cạo bỏ lớp màng đen trong bụng cá vì phần này là phần khiến cá bị tanh. Rửa sạch cá để loại bỏ hết phần máu trong bụng và mang.
Với cá chép, cá thu, cá lóc... khi sơ chế, hãy cắt sát mang và kéo bỏ đường gân bên trong sườn con cá.
Với da trơn như cá trê, cá basa... có thể dùng tro bếp để chà rửa giúp loại bỏ chất nhầy và mùi tanh của cá.
Cách khử mùi tanh của cá:
- Rửa bằng nước vo gạo
Khi nấu cơm, bạn đừng bỏ phần nước vo gạo đi. Hãy dùng nước này để rửa cá. Rửa cá bằng nước vo gạo là cách khử mùi tanh của cá được áp dụng từ lâu đời.
Sau khi rửa cá bằng nước vo gạo, hãy đem cá rửa lại nhiều lần dưới vòi nước cho thật sạch.
- Rửa cá bằng chanh và muối hạt
Đây là một cách phổ biến để khử mùi tanh của các loại thực phẩm. Bạn có thể cắt nửa quả chanh và chuẩn bị một ít muối hạt. Thoa đều muối lên cá, cả mặt trong và mặt ngoài. Sau đó, tiếp tục dùng chanh chà xát lên toàn bộ con cá để loại bỏ các chất bẩn và khử mùi tanh. Rửa lại cá bằng nước sạch và để ráo. Nếu không có chanh, bạn có thể sử dụng giấm để thay thế.
- Rửa cá bằng nước rượu, gừng
Gừng đập dập, băm nhỏ để tiết ra nhiều tinh dầu nhất có thể. Ngâm gừng vào trong rượu trắng (hoặc rượu nấu ăn). Đem hỗn hợp này xoa đều lên con cá (cả mặt ngoài và trong bụng cá. Gừng và rượu đều có mùi thơm có thể khử mùi tanh của cá, giúp làm sạch nhớt trên thân cá. Sau khi đã chà xát rượu gừng lên cá, bạn có thể đem cá rửa lại bằng nước sạch cho hết mùi tanh.
- Ngâm cá với sữa
Các đầu bếp nước ngoài thường ngâm cá trong sữa tươi không đường khoảng 15-20 phút để khử mùi tanh của cá. Sữa chứa chất casein có khả năng kết hợp với chất trimethylamine trong cá, giúp loại bỏ mùi tanh hiệu quả.
Lưu ý: Cá sau khi làm sạch rửa bằng nước sạch, sau đó lấy rượu gừng rửa cả bên trong lẫn ngoài con cá. Để cá vào cái rổ, đổ nước nóng khoảng 70 - 80 độ lên khắp con cá. Điều này giúp cho thịt con cá săn chắc lại. Chú ý để cá trong cái rổ thưa, nước nóng tưới vào con cá không được quá nóng và phải thoát đi luôn tránh cá bị ngâm nước nóng bị tróc da. Sau đó để cho róc nước.
- Tùy theo từng món chế biến, khi ướp cá có thể ướp với vài giọt chanh nhằm giúp mất mùi tanh.
- Khi chế biến, một số món chiên có sốt chua ngọt hoặc làm nước mắm, có thể thêm gừng giúp khử tanh (như trong món cháo cá, cá thu chiên sốt chua ngọt, món cá trê chiên ăn với nước mắm gừng). Sau khi sơ chế, cần thấm khô cá rồi mới chế biến để giảm mùi tanh.
- Nếu làm món cá chiên, nên để thật ráo, sau đó tẩm cá qua một lớp bột tẩm khô (bột năng, bột mỳ, bột chiên giòn) rồi chiên.
- Với các món cá kho, chú ý tẩm ướp với gia vị, nước màu cho cá thật thấm. Khi bắt đầu kho thì không đảo, trộn nhiều, cũng không để nước kho cá sôi mạnh dễ làm cá vỡ nát.
- Với món luộc hoặc hấp thì cá vừa chín lấy ra dùng nóng, không hấp hoặc luộc quá kỹ làm cá nát đồng thời thịt cá bị khô, mất đi độ ngọt.
Lưu ý:
Khi chế biến các loại cá bạn nên chú ý làm sao để giảm độ tanh tối đa bằng việc sử dụng những loại gia vị và cách chế biến nhất định như rửa cá bằng muối, loại bỏ mang và máu tanh của cá.
Chú ý với các món kho, không nên đảo nhiều, trộn nhiều làm nát cá và dễ bị vỡ mật cá gây ra vị đắng.
Cơ thể phản ứng theo 5 cách "kỳ lạ" này sau khi ăn, coi chừng tế bào ung thư đang sắp tấn công bạn
Dấu hiệu khi mắc bệnh ung thư thường rất đa dạng, thông thường người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, nôn mửa, mệt mỏi, đau đớn...