Nấu cơm đừng chỉ cho nước, thêm 1 thứ này vào: Cơm thơm ngon, dẻo không dính nồi
Khi nấu xôi, ai cũng rất quen thuộc với việc cho một ít muối để tăng hương vị, giúp xôi thêm đậm đà, dẻo thơm.
13:50 29/01/2024
Tuy nhiên, với cơm tẻ thì rất ít người làm như vậy. Các chuyên gia ẩm thực đã thử nghiệm và đúc kết, nấu cơm hãy cho thêm vài hạt muối, đảm bảo cơm thơm ngon và không lo dính nồi.
Bí quyết nấu cơm ngon với vài hạt muối biển
Cơm trắng là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nấu cơm ngon, mềm, dẻo.
Muối là một thứ gia vị quan trọng nhất trong nấu ăn. Khi nấu ăn cho muối vào giúp món ăn tròn vị và ngon hơn. Lâu nay nhiều người có thói quen ngâm gạo để chuẩn bị nấu xôi thường có thêm muối vào ngâm cùng cho thêm đậm đà. Nhiều người vẫn không hiểu vì sao vo gạo cho thêm muối. Thực ra, hạt gạo trong quá trình ngâm sẽ mềm nở ra nhưng cũng sẽ bị nhạt đi. Việc cho muối vào ngâm giúp cho xôi nấu lên sẽ đằm hơn, ngon hơn.
Tương tự nấu xôi khi nấu cơm gạo tẻ bạn cũng có thể áp dụng cho thêm vài hạt muối vào ngâm gạo hoặc xát vùng gạo lúc vo gạo. Gạo hiện nay có rất nhiều loại. Có những loại gạo ngon ngọt, có loại gạo khô, cứng xốp và nhạt. Khi nấu cơm, bạn cho thêm vài hạt muối cùng muôi giấm trắng hoặc giấm táo thì càng tốt sẽ giúp cơm ngon ngọt hơn và đậm đà hơn. Khoa học đã chứng minh tác dụng của muối khi nấu cơm:
- Muối giúp lúc cơm nấu lên ăn sẽ đằm vị và lâu thiu hơn đặc biệt là ngày nắng nóng.
- Cho một ít muối vào nồi trước khi nấu sẽ khiến cơm ngon và lâu thiu hơn.
- Muối cũng là một nguyên liệu giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn nhờ tăng tính kiềm của thực phẩm. Thậm chí ngay cả những ngày nắng nóng, muối có thể bảo quản được cơm mà không cần cho vào tủ lạnh.
- Khi nấu cơm nguội còn thừa từ hôm trước, nên cho thêm chút nước muối loãng vào nấu cùng, mùi vị khác lạ sẽ bị loại bỏ.
Những lưu ý khi vo gạo
Gạo cung cấp chất bột đường, vitamin và các khoáng chất, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trong đó, chủ yếu là vitamin nhóm B (B1, B3, B6) và chất xơ. Ngoài ra gạo còn có vitamin E, sắt, kẽm, thậm chí omega 3. Những dưỡng chất này có nhiều nhất ở lớp ngoài của hạt gạo. Vì vậy, nếu vo gạo chà xát quá kỹ, chắt hết các phần nước đục sẽ làm mất đi các dưỡng chất quan trọng của hạt gạo. Cùng với đó, lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo, có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu.
Nhiều người thích ăn cơm nấu từ gạo trắng đẹp mắt mà không biết rằng gạo chế biến càng tinh thì lượng xenlulo càng giảm. Khi ấy cơm khó tạo ra cảm giác no bụng khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể tăng cao, dễ mắc bệnh béo phì. Cơm trắng nấu từ những hạt gạo đã xát đi lớp gạo cám, sau đó đánh bóng để không bị mốc. Điều đó đồng nghĩa dinh dưỡng tốt nhất của hạt gạo đã không còn. Hấp thụ quá nhiều tinh bột từ gạo trắng có nguy cơ dẫn đến tiểu đường, các bệnh phù thũng, tăng huyết áp. Chính vì vậy, vo gạo cũng cần những tiêu chuẩn riêng. Dưới đây là những lưu ý khi vo gạo để đảm bảo dinh dưỡng và cơm thơm ngon:
- Gạo khi mua về chúng ta nên ngâm khoảng 30 phút rồi mới vo và nấu sẽ ngon hơn.
- Gạo lứt thì thời gian ngâm cần kéo dài hơn, khoảng 6-7 tiếng.
- Việc ngâm gạo không chỉ để gạo mềm mà còn giúp cho việc phân hủy các chất kìm chế dinh dưỡng tự nhiên có trong hạt để khi nấu không còn chất này trong cơm làm cản trở hấp thu của con người.
- Gạo trắng đã bị tróc vỏ cám nên không cần ngâm lâu.
- Gạo trắng không nên vo quá kỹ vì có thể làm mất đi lớp bột bên ngoài mất khá nhiều vitamin B1.
- Nên vo gạo trong rá không nên vo gạo trực tiếp bằng lòng nồi cơm điện. Lòng nồi cơm điện có lớp chống dính. Việc vo gạo bằng nồi cơm điện gây trầy xước làm hỏng lớp chống dính vừa khiến cơm nấu bị dính nồi vừa gây hại cho sức khỏe con người. Vo gạo bằng rá cũng giúp bạn nhặt kỹ hơn những hạt sạn, mảy trấu còn lẫn trong gạo.
- Nếu gạo đã ngâm nên nấu cơm bằng nước sôi thay vì nước lạnh vì nước sôi giúp hạt gạo bao nhanh màng ngoài không bị nát nhạt khi nấu.
Mâm cúng và văn khấn ông Công ông Táo, ngày và giờ đẹp đầy đủ nhất 2024
Theo truyền thống dân gian Việt Nam, ngày ông Công ông Táo chính là ngày 23 tháng chạp (23/12 âm lịch) hàng năm.