Một công tắc trên máy bay khiến tất cả hành khách và phi công rơi vào hôn mê, 121 người t.ử vong

Hai chiếc máy bay chiến đấu được cử lên kiểm tra xem chuyện gì đang xảy ra với chuyến bay 522 của hãng Helios.

10:17 19/06/2023

"Helios 522, có ai ở đó không?"

Những câu hỏi tuyệt vọng cứ lặp đi lặp lại trên radar buồng lái, giữa bầu trời Hy Lạp ngày 14/8/2005. Đây là một thảm họa hàng không không giống với bất kỳ thảm họa nào khác. Chiếc Boeing 737 chở đầy hành khách, bay vòng vòng trên trời ở chế độ tự lái hơn 1 giờ đồng hồ. Máy bay không có người điều khiển, cơ trưởng biến mất, cơ phó nằm gục và tất cả hành khách đang chìm vào giấc ngủ.

Chuyện gì đã xảy ra trên chuyến bay mang số hiệu 522 của hãng hàng không Helios?

"Chuyến bay ma"

Chuyến bay 522 của hãng hàng không Helios, Hy Lạp bay có nhiệm vụ chở 115 hành khách từ đảo Síp đến Sân bay Praha ở Cộng Hòa Séc. Máy bay khởi hành suôn sẻ lúc 9 giờ 7 phút sáng, chỉ trễ vài phút so với dự kiến.

Cơ trưởng và cơ phó đều là những phi công dày dặn kinh nghiệm. Đoàn tiếp viên bao gồm 4 thành viên, trong đó có cặp đôi nam tiếp viên Andreas Prodromou và nữ tiếp viên Haris Charalambous đã đính hôn với nhau.

Andreas vừa hoàn thành khóa học phi công tại Anh, anh dự định sẽ thay đổi sự nghiệp đúng với ước mơ của mình, sau đó kết hôn với bạn gái Haris. Đáng tiếc là cả 2 giấc mơ này đều không kịp thành hiện thực.

Một công tắc trên máy bay khiến tất cả hành khách và phi công rơi vào hôn mê, 121 người tử vong - Ảnh 1.

Cặp đôi phi công trên chuyến bay Helios 522 (Ảnh: Simpleflying)

Máy bay cất cánh được vài phút, còi cảnh báo bắt đầu reo lên. Đây là dấu hiệu để phi hành đoàn hạ độ cao nhưng cơ trưởng lại bỏ qua vì hiểu lầm đó là một cảnh báo lỗi. Những phút sau đó, tương tác của cơ trưởng với cho bộ phận không lưu ngày càng thưa thớt dần.

9 giờ 20 phút, khi máy bay gần đạt độ cao 30.000m, người ta không còn nhận bất kỳ thông tin liên lạc nào từ chuyến bay 522 nữa. Chiếc Boeing bay vòng vòng quanh bờ biển Athen ở chế độ tự lái. Trạm không lưu cố gắng liên lạc với máy bay trong suốt 70 phút nhưng không một ai trả lời. Giả thuyết được đưa ra là chuyến bay 522 đang bị kiểm soát bởi khủng bố.

Một công tắc trên máy bay khiến tất cả hành khách và phi công rơi vào hôn mê, 121 người tử vong - Ảnh 2.

Trung tâm điều phối cứu hộ Athens cử hai chiếc máy bay chiến đấu lên kiểm tra chiếc Boeing đang quay vòng vòng trên bầu trời (Ảnh minh họa: Wikimedia Common)

Một công tắc trên máy bay khiến tất cả hành khách và phi công rơi vào hôn mê, 121 người tử vong - Ảnh 3.

Tất cả hành khách đều đã bất tỉnh (Ảnh minh họa: Mayday)

Đến 11 giờ, trung tâm điều phối cứu hộ Athens đã quyết định đưa ra một pha can thiệp táo bạo. Hai chiếc máy bay chiến đấu của Không quân Hy Lạp xuất kích và bay lên kiểm tra tình trạng của chiếc Boeing. Từ ngoài cửa sổ, các phi công của máy bay chiến đấu đã nhìn thấy một cảnh tượng rất kỳ lạ.

Tất cả các hành khách của chuyến bay 522 đang ngủ gục, cơ trưởng biến mất và cơ phó đang nằm bất động trên bảng điều khiển. Nhưng có một người đàn ông tỉnh táo vẫn đi bộ trong khoang hành khách, người này đi thẳng lên buồng lái vào ngồi trên ghế cơ trưởng. Anh ta chính là tiếp viên hàng không Andreas Prodromou, người duy nhất còn tỉnh táo trên chuyến bay.

Bất tỉnh trên máy bay

Các cuộc điều tra sau này đã cho thấy thời điểm máy bay mất kết nối với trạm không lưu, tất cả hành khách và phi công đều đã bất tỉnh do buồng lái thiếu oxy. Lý do Andreas Prodromou còn tỉnh táo là do anh này thường xuyên tập lặn nên dung tích phổi lớn hơn người thường, anh cũng hiểu rõ cách sử dụng các nguồn cấp oxy trên máy bay.

Andreas Prodromou đã vào buồng lái bằng mã truy cập khẩn cấp, anh cố gắng đánh thức các phi công nhưng không thể. Andreas có bằng lái những máy bay nhỏ nhưng điều khiển chiếc Boeing 737 là quá sức với chàng trai này. Người ta cho rằng anh đã cố gắng hết sức để lái máy bay tránh các thành phố để không gây ra quá nhiều thương vong.

Một công tắc trên máy bay khiến tất cả hành khách và phi công rơi vào hôn mê, 121 người tử vong - Ảnh 4.

Chiếc Boeing rơi xuống một ngọn đồi gần Athens, Andreas Prodromou đã cố gắng điều khiển máy bay tránh khu dân cư (Ảnh: FAA)

Trong những phút cuối cùng, máy bay sắp cạn kiệt nhiên liệu, động cơ bên trái đã ngừng hoạt động. Nam tiếp viên báo tín hiệu cấp cứu Mayday liên tục vào radar nhưng đáng tiếc là anh đã chọn nhầm tần số.

Andreas nhìn ra cửa kính buồng lái, nơi có hai chiếc máy bay chiến đấu. Anh làm động tác chỉ tay xuống dưới. Động cơ bên phải của máy bay đã bùng cháy, máy bay đã hết nhiên liệu. Chiếc Boeing 737 lao thẳng xuống ngọn đồi gần Athens. 115 hành khách và 6 phi hành đoàn đều tử vong. Người ta cho rằng các hành khách đều còn sống, họ chỉ bất tỉnh trong thời điểm máy bay rơi.

Nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do trong quá trình bảo dưỡng chiếc máy bay, kỹ sư mặt đất đã điều chỉnh núm xoay sang chế độ điều áp thủ công và quên không chọn lại chế độ điều áp tự động như thông thường.

Một công tắc trên máy bay khiến tất cả hành khách và phi công rơi vào hôn mê, 121 người tử vong - Ảnh 5.

Kỹ sư mặt đất đã chọn chế độ điều áp thủ công (MANUAL) thay vì điều áp tự động (AUTO) (Ảnh minh họa: FAA)

Khi lên máy bay, phi công đã không nhận ra điều này. Ông sơ suất bỏ qua cả còi báo lỗi khiến máy bay không hề được điều áp trong suốt chuyến bay. Điều áp là hệ thống quan trọng, máy bay không được điều áp thì không khí bên trong sẽ rất loãng, không đủ oxy nên tất cả mọi người rơi vào hôn mê. Hành khách dường như còn không được thông báo để sử dụng mặt nạ oxy kịp thời.

Thảm họa từ "chuyến bay ma" 522 được xác định do lỗi từ hàng loạt khâu từ bảo dưỡng, phi công đến kiểm soát không lưu khi quản lý không lưu đã vắng mặt, chỉ có nhân viên trong ca trực ngày hôm đó. Helios Airways phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện tụng và đã tuyên bố phá sản vào năm 2006, chỉ 1 năm sau vụ tai nạn.

Đây là một bài học lớn đối với các hãng hàng không trong việc đảm bảo tuân thủ nguyên tắc trách nhiệm an toàn bay để không dẫn tới thảm họa như câu chuyện của Helios Airways.

Tags:
Cát Phượng ngậm ngùi: Tôi hết thời rồi, không ai mời tôi làm gì cả

Cát Phượng ngậm ngùi: Tôi hết thời rồi, không ai mời tôi làm gì cả

Khi được hỏi về lý do vắng bóng trong khoảng 5 năm trở lại đây, Cát Phượng trả lời: "Tôi hết thời rồi, không ai mời tôi làm gì cả".

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất