Mọc như cỏ dại không cần chăm sóc, loại cây này lại được nhiều người săn lùng vì khả năng lọc gan thải độc tốt đến “không ngờ”

Cây sâm đất được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm đau, tiêu viêm, hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau như sỏi thận, bàng quang, chữa tiểu đường, cao huyết áp, làm liền sẹo, trị chứng khó tiêu , táo bón...

23:07 18/03/2024

Hiểu được những đặc tính và cách chế biến, sử dụng cây sâm đất hiệu quả sẽ đem lại những hiệu quả tích cực đối với sức khỏe.

 

Đặc điểm cây sâm đất

 

Cây sâm đất còn được gọi với các tên khác như sâm mồng tơi, sâm thổ Cao Ly, đông dương sâm, sâm thảo, giả nhân sâm... Nó có tên khoa học là Talinum fruticosum, thuộc họ rau sam, nhưng với công dụng và lợi ích mang lại cho sức khỏe mà cây này được dân gian đặt tên là sâm đất.

Về thân cây: Thường mọc đứng với phần thân nhẵn và phân thành nhiều nhánh.

Về lá cây: Mọc so le, có hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn. Phiến lá dày, hơi mập và bóng cả hai mặt, mép lá có hình dạng như lượn sóng.

Về hoa: Đặc điểm đặc trưng là hoa thường nhỏ, màu hồng tím. Thường xếp thành chùm thưa ở ngọn và các nhánh, chiều dài khoảng 30cm. Thời điểm ra hoa vào tháng 6-7.

Về quả và hạt: Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro hay màu sẫm như quả của cây rau mùng tơi. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh. Thời điểm ra quả vào khoảng tháng 9-10.

Sâm đất có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ, sau đó du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1909, cây chủ yếu là mọc thành cây hoang, phát triển tự nhiên.

Ở nước ta, nó sinh trưởng và phát triển khắp các vùng miền trên cả nước. Cây thường phân bố nhiều ở các tỉnh trung du miền núi và người dân tại đây thường dùng loại cây này để làm thức ăn hàng ngày. Tại Trung Quốc, củ của cây sâm đất được bào chế để làm thuốc bổ. Ngoài ra, cảnh bởi cây dễ chăm sóc, đặc biệt là hoa rất đẹp nên cây sâm đất còn được dùng làm cây cảnh.

Tất cả các bộ phận của cây bao gồm lá thân và củ đều được sử dụng.

Mọc như cỏ dại không cần chăm sóc, loại cây này lại được nhiều người săn lùng vì khả năng lọc gan thải độc tốt đến 'không ngờ' - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Cây sâm đất có tác dụng gì?

Cây sâm đất có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón, trĩ

Theo nhiều nghiên cứu, những trường hợp khó tiêu, sử dụng sâm đất sẽ giúp làm giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, từ đó giúp giảm đau bụng. Không những vậy, sâm đất còn giúp giảm táo bón, điều trị các bệnh về táo bón, cụ thể là trĩ hiệu quả. 

Để điều trị táo bón, bạn cần chuẩn bị 30g lá sâm đất, 20g rễ đinh lăng, 30g lá vông non, 30g vừng đen rang nổ, 20g lá thiên lý non. Sau đó, đem tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch với nước rồi nấu canh để ăn mỗi ngày  đến khi triệu chứng táo bón biến mất.

Công dụng của cây sâm đất trong việc giải độc, mát gan

Một trong những tác dụng chính của cây sâm đất là tác dụng giải nhiệt, mát gan, thanh lọc cơ thể. Để sử dụng cây sâm đất với mục đích giải độc mát gan, bạn chỉ cần chuẩn bị 10 – 15g sâm đất khô. Sau đó, sắc lấy nước rồi uống thay trà hằng ngày. Hoặc bạn có thể tán sâm đất thành bột mịn để uống. Ngoài ra, có thể dùng lá sâm đất để nấu canh ăn mỗi ngày.

Mọc như cỏ dại không cần chăm sóc, loại cây này lại được nhiều người săn lùng vì khả năng lọc gan thải độc tốt đến 'không ngờ' - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của cây sâm đất trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Theo Đông y, cây sâm đất có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy cây sâm đất có khả năng thúc đẩy tiểu tiện nhờ cơ chế kích thích D – amino oxidase, đồng thời ức chế succinic dehydrogenase tại thận.

Hơn nữa, trong củ cây sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides, có chức năng hỗ trợ cơ thể không hấp thu đường đơn, giảm glucose có trong gan và tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng cây sâm đất, cụ thể là củ sâm đất để hỗ trợ điều trị bệnh.

Với những người mắc căn bệnh tiểu đường, muốn dùng sâm đất chữa trị bệnh, chỉ cần chuẩn bị 75g sâm đất tươi hoặc 25g sâm đất khô rồi sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng từ 10 – 15 phút và dùng mỗi ngày trong khoảng một tháng.

Mọc như cỏ dại không cần chăm sóc, loại cây này lại được nhiều người săn lùng vì khả năng lọc gan thải độc tốt đến 'không ngờ' - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Sâm đất là thực phẩm tốt cho giảm cân

Với những người muốn giảm cân, tránh béo phì thì sâm đất, cụ thể là củ sâm đất là thực phẩm không nên bỏ qua. Khi ăn củ sâm đất, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, từ đó ít tiêu thụ các thức ăn khác và đẩy nhanh quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể. 

Để sử dụng với mục đích giảm cân, bạn có thể luộc chín củ sâm đất hay nấu củ sâm đất với thịt. Kết hợp với chế độ luyện tập và dinh dưỡng, dùng củ sâm đất sẽ giúp bạn có vóc dáng thon gọn hơn.

Cây sâm đất tốt cho hệ tim mạch

Một trong những tác dụng của cây sâm đất không thể bỏ qua chính là củng cố sức khỏe tim mạch. Theo các nghiên cứu, hoạt chất Fructooligosaccharides có trong củ sâm đất có thể chuyển hóa thành carbohydrate, polyphenol, giúp giảm lượng natri trong máu, cải thiện tình trạng hạ đường huyết, củng cố sức khỏe của tim mạch.

Hơn nữa, sử dụng cây sâm đất hàng ngày có tác dụng điều hòa huyết áp, điều trị chứng cao huyết áp, hạn chế tối đa tình trạng huyết áp cao một cách đột ngột.

Mọc như cỏ dại không cần chăm sóc, loại cây này lại được nhiều người săn lùng vì khả năng lọc gan thải độc tốt đến 'không ngờ' - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Một số lưu ý khi dùng cây sâm đất

Sâm đất là loại dược liệu có thể dùng đơn lẻ hay kết hợp cùng với một số loại thảo được khác. Tùy vào mục đích điều trị bệnh mà chúng ta có thể dùng sâm đất ở dạng bột, cao lỏng, nước sắc hay cao cồn. Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng nó để tránh những hệ lụy nguy hiểm. 

Một trong những cách chế biến cây sâm đất tốt cho sức khỏe chính là sâm đất ngâm rượu. Rượu sâm đất là thức uống được các phái mạnh yêu thích. Vậy cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì? 

Thông thường, người ta dùng củ sâm đất để ngâm rượu. Sau khi ngâm rượu, những tác dụng của sâm đất như đã kể trên vẫn giữ nguyên. Hơn nữa, sau khi ngâm rượu, củ sâm đất có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện sinh lý, tăng cường sinh lực cho phái mạnh. 

Phụ nữ mang thai không nên dùng sâm đất.

Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh gây ngộ độc khi sử dụng quá liều hay sử dụng sai cách.

Mọc như cỏ dại không cần chăm sóc, loại cây này lại được nhiều người săn lùng vì khả năng lọc gan thải độc tốt đến 'không ngờ' - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet
Tags:
Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất