Mẹ tôi dặn: Giỗ mẹ đừng mâm cao cỗ đầy khổ con, bát cơm quả trứng lòng thành là được

Quê tôi ở một làng nhỏ xinh thuộc ven đê Đan Phượng, Hà Nội. Bố tôi đã mất gần chục năm trước vì bị tai nạn giao thông. Nhà chỉ còn 3 mẹ con quây quần.

09:46 23/07/2024

Mấy năm nay, khi 2 anh em tôi trưởng thành, có gia đình riêng thì đều sống ở Hà Nội để tiện đi làm. Chỉ cuối tuần 2 gia đình nhỏ mới hẹn nhau đưa các cháu về Đan Phượng thăm bà.

Trước đây, do bố tôi ra đi quá sớm nên  anh em  tôi còn nhỏ chưa có dịp báo hiếu ông. Vì thế, kể từ sau khi ông mất, chúng tôi lúc nào cũng tự nhủ phải thương yêu và báo hiếu công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ trước khi quá muộn theo cách và điều kiện riêng của mình chứ chẳng theo một khuôn mẫu nào.

hình ảnhẢnh minh họa: Nguồn Internet

Đi làm tiết kiệm được một khoản tiền vài trăm triệu, anh em chúng tôi tự bảo nhau mang về tu sửa căn nhà cũ để mẹ được sống trong ngôi nhà khang trang, tiện nghi. Chúng tôi sắm sửa mọi đồ dùng sinh hoạt đầy đủ cho bà. 2 anh em cũng lập 1 sổ tiết kiệm 300 triệu để mẹ dưỡng già. Còn hàng tháng, cả hai đều đặn gửi 3 triệu biếu mẹ ăn uống thoải mái.

Nói chung, anh em tôi cứ cố gắng lo liệu cho mẹ đầy đủ nhất. Nhưng 2 năm trước đang khỏe mạnh thì mẹ tôi đi khám phát hiện ra ung thư phổi. Dù được các con chăm sóc chạy chữa nhưng bà vẫn không qua khỏi.

Trước khi mất, bà bảo đã rất an tâm về 2 anh em tôi vì biết đùm bọc yêu thương nhau. Chỉ có điều bà muốn  dặn dò  1 việc:

“Ngày giỗ bố mẹ, các con không cần phải làm mâm cao cỗ đầy như người ta. Chỉ cần bát cơm quả trứng dâng lên là được. Bố mẹ dưới kia biết các con lòng thành là cảm thấy vui lắm rồi”.

Thấy mẹ nói vậy, anh tôi gạt đi:

“Ở quê mình ngày giỗ, nhà nào cũng phải làm vài chục mâm. Nhà người ta sao thì nhà mình cũng phải vậy, mâm cơm làm đĩa nào ra đĩa đó mới đỡ ngượng với khách”

Mẹ tôi cười rồi giải thích:

“Cúng giỗ thực chất chỉ để nhớ ngày người thân đã ra đi chứ người đã mất rồi sao còn ăn uống được gì nữa. Có làm cũng chỉ nên làm gọn nhẹ để ăn là hết, đừng bỏ thừa phí phạm. Bày vẽ làm giỗ chỉ tổ vất vả cho các con thôi”.

Khi mẹ mất, nhớ lời bà dặn, anh em tôi dù có điều kiện làm những mâm cỗ đầy ngất ngưởng nhưng cũng chỉ về nhà làm vài món đơn giản mà trước đây lúc còn sống mẹ thích ăn. Có năm chúng tôi chỉ mua hoa quả, bánh trái và bát cơm, quả trứng dâng lên đã thấy ấm lòng.

Rất nhiều người phê phán anh em tôi làm giỗ bố mẹ không ra gì nhưng kệ họ thôi. Đó là di nguyện của mẹ lúc lâm chung và cũng là điều chúng tôi nghĩ: Lúc sống mình chăm sóc báo hiếu bố mẹ ra sao mới là quan trọng, còn khi ông bà đã mất thì cúng to hay nhỏ có ai cần nữa đâu.

 

Tags:
Nên cho con dùng điện thoại ở tuổi nào: Có khác biệt lớn giữa trẻ được dùng điện thoại từ 6 tuổi và 15 tuổi

Nên cho con dùng điện thoại ở tuổi nào: Có khác biệt lớn giữa trẻ được dùng điện thoại từ 6 tuổi và 15 tuổi

Đây có lẽ là thắc mắc chung của tất cả những người làm cha mẹ trong xã hội hiện đại như ngày nay.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất