Mắc sai lầm khi uống sữa đậu nành mỗi sáng, người phụ nữ bị ung thư: Đã được WHO cảnh báo
Mấy hôm nay mình rất băn khoăn với thông tin uống sữa đậu nành bị ung thư.
14:22 29/12/2023
Nhà mình phải nói là fan của sữa đậu nành luôn, ngày nào cũng uống vài cốc, từ trẻ tới già. Tại sữa này nó dễ uống, mình toàn tự làm cho cả nhà chứ cũng không đi mua.
Thế nên khi đọc được trên báo có trường hợp người bị ung thư do uống sữa đậu nành mình hoang mang lắm luôn. Mình định bụng sẽ từ bỏ món 'khoái khẩu' này.
Đây, nội dung cụ thể mình chia sẻ ở bên dưới nha.
Sữa đậu nành là món nhiều người thích. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu
Người phụ nữ bị ung thư do thói quen uống sữa đậu nành sai lầm
Câu chuyện này được bác sĩ phẫu thuật đầu và cổ người Đài Loan Wu Zhaokuan (khoa Tai Mũi họng) chia sẻ. Theo đó, ông đã điều trị cho người phụ nữ 50 tuiổ. Được biết, nữ bệnh nhân không hề có thói quen hút thuốc lá hay uống rượu bia. Thế nhưng, người này lại bị ung thư. Chị đi khám vì cảm thấy có dị vật trong cổ họng và được phát hiện có một khối u ở hầu và thực quản.
Khi biết tin mình mắc trọng bệnh, chị vẫn khá lạc quan và không hề lo lắng hay sợ hãi. Chỉ có điều, chị nói rằng bản thân thấy buồn vì không thể duy trì thói quen uống sữa nóng được nữa.
Lúc này, bác sĩ cũng mới phát hiện rằng: Nữ bệnh nhân có thói quen mua sữa đậu nành nóng đến văn phòng làm việc. Sau đó, chị lại hâm nóng lên đến mức sôi sùng sục để uống. Không chỉ thế, người này còn thích uống canh nóng.
Theo BS. Wu, nước nóng trên 65 độ đã được WHO liệt vào nhóm chất gây ung thư 2A. Đây là nhóm chất có khả năng gây ung thư. Bởi vậy, không phải cứ uống rượu hay hút thuốc mới mắc bệnh hiểm nghèo mà ngay việc đơn giản là sử dụng thức uống ở mức nhiệt không đúng cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện khối u.
Cụ thể, việc sử dụng đồ uống nóng trên 65 độ C sẽ làm tăng nguy cơ bị K khoang miệng, hầu họng và thực quản. Nguyên nhân là do nước nóng khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương. Nếu bị tổn thương quá nhiều, chúng không thể phục hồi được sẽ có xu hướng tăng sinh, dày lên để chống lại sự kích thích của nước nóng. Dần dần, niêm mạc thực quản ngày càng ít nhạy cảm hơn và sẽ biến đổi thành khối u ác tính.
Một nghiên cứu ở Anh đã chứng minh: Những người thường xuyên uống 700ml trà nóng trên 65 độ thì nguy cơ bị K cao gấp đôi nguời bình thường. Các chuyên gia giải thích rằng: Chúng ta cần 9 giây để thức ăn đi qua thực quản vào dạ dày. Nếu nhiệt độ cao quá, niêm mạc thực quản sẽ bị đốt cháy và dẫn tới hoại tử.. Sau khoảng thời gian nhất định, tế bào K sẽ hình thành và nhanh chóng phát triển.
Người phụ nữ bị trọng bệnh. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu
Không chỉ gây bệnh K thực quản mà người sử dụng đồ quá nóng còn dễ bị ung thư dạ dày. Bởi theo các chuyên gia, khoang miệng, dạ dày và thực quản có khả năng chịu nhiệt không giống nhau. Nếu khoang miệng chịu được 65 - 70 độ thì niêm mạc thực quản chỉ chịu được 45 - 50 độ. Còn với niêm mạc dạ dày, nó chỉ chịu được mức nhiệt là 40 độ C. Do đó, khi bạn ăn đồ nóng sẽ dễ bị 'bỏng' dạ dày, gây viêm dạ dày và xói mòn dạ dày.
Vậy chúng ta nên sử dụng đồ uống ở mức nhiệt bao nhiêu?
Các chuyên gia cho biết, bạn nên chú ý tới mức nhiệt của đồ ăn, không quá lạnh cũng không quá nóng. Bạn cần dựa vào khả năng chịu đựng của từng bộ phận để tiêu thụ đồ ăn cho hợp lý.
Chẳng hạn, với thực quản, bạn nên sử dụng đồ ăn có mức nhiệt thấp hơn 50 độ. Dạ dày thì có thể chịu được thức ăn khoảng 40 độ trở xuống. Do đó, nhiệt độ được khuyến nghị sẽ không được vượt quá 40 - 50 độ C.
Như vậy, có thể hiểu rằng, bản thân việc uống sữa đậu nành không phải là thủ phạm gây ung thư. Chính thói quen uống sữa đậu nành nóng, ăn canh nóng mới là yếu tố gây bệnh.
Đọc xong thông tin trên báo mà nhẹ cả người các mẹ ạ. Từ nay thì gia đình mình có thể yên tâm tiếp tục sử dụng sữa đậu nành rồi. Mới đầu đọc cái tiêu đề mà giật bắn mình luôn.
Cô gái 25t giảm 20kg trong 6 tháng bằng cách nhịn ăn trưa: Đừng dại đánh đổi sức khỏe vì sắc đẹp
Mình vừa giảm được 6kg chỉ trong vài tháng thôi các mẹ.