Loại hoa bền đẹp, màu sắc sặc sỡ nhưng tối kỵ đặt lên bàn thờ: Càng để mất lộc
Hoa là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ những khi cúng, giỗ, lễ tết.
19:48 26/12/2023
Việc dâng hoa thể hiện tấm lòng thành kính và sự hiếu lễ của con cháu với người đã khuất, đồng thời cũng bày tỏ niềm mong muốn xin Tổ Tiên ban lộc, độ trì cho con cháu may mắn, ăn nên làm ra.
Tuy nhiên, có một loại hoa dù rất đẹp, rất bền nhưng không được dâng lên bàn thờ, đó chính là hoa giả
Hoa giả là một trong những đại kỵ mà gia chủ không nên trưng bày trên bàn thờ bởi dâng những vật giả sẽ đem lại cảm giác không thanh tịnh, không có sức sống. Thêm vào đó, bạn cũng cần tránh những loài hoa héo và hoa khô vì chúng có ý nghĩa không tốt, có thể khiến gia đình gặp điều không may, công việc bất lợi….
Ưu điểm của hoa giả là mẫu mã đa dạng, bắt mắt, lại rất bền. Loại hoa này tươi lâu và sử dụng được nhiều lần, nhưng không nên đặt lên bàn thờ.
Tuy nhiên, không nên dùng hoa giả hoa nhựa, vì theo quan niệm từ xa xưa thì những gì không phải đồ thật thì tương đồng với "sự giả dối". Hoa cúng cũng biểu hiện tấm lòng thành, do đó không nên dùng lễ giả vì sẽ khiến tấm lòng chân thật bị biến đổi theo hướng tiêu cực.
Những loại hoa phù hợp để cắm lên bàn thờ
Hoa để đặt lên bàn thờ gia tiên hay dâng cúng thờ Phật đều như nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về tâm linh thì hoa dùng để cúng lễ nhà Phật nên chọn loại hoa có ý nghĩa có màu đỏ hoặc vàng.
Với bàn thời gia tiên nên chọn các loại hoa sau:
Hoa cúc vàng
Hoa cúc được xếp thứ hai trong tứ quý tùng, cúc, trúc, mai. Cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc, may mắn. Đây còn được xem là loài hoa thể hiện cho lòng hiếu thảo. Vì vậy, hoa cúc vàng là loài hoa cắm bàn thờ phổ biến trong các gia đình Việt.
Đặt bình hoa cúc vàng trên bàn thờ thể hiện mong muốn cầu cho những điều may mắn, tốt lành về với gia đình. Ngoài màu vàng, cúc còn có nhiều màu sắc, chủng loại để cho mọi người có thể dễ dàng lựa chọn.
Hoa huệ trắng
Hoa huệ trắng tượng trưng sự tinh khiết và vẻ đẹp tinh tế, với những đóa hoa trắng tròn trĩnh vươn cao kiêu hãnh. Bạn có thể sử dụng hoa huệ trắng làm hoa cúng để cắm trên bàn thờ trong dịp quan trọng, tạo không khí tươi mới, nhưng vẫn thể hiện lòng kính trọng.
Hoa cát tường
Nhiều gia đình mong muốn một năm mới vạn sự may mắn, như ý giống như tên gọi loài hoa Cát tường nên lựa chọn loài hoa này cắm bàn thờ vào dịp quan trọng. Ở phần đông các nước Á Đông đều sử dụng loài hoa này để chứng lên bàn thờ gia tiên giúp gia chủ vượng khí, hút tài lộc.
Hoa lay ơn
Những nhành lay ơn (huệ ta) thơm ngát, thể hiện sự thanh tao là lựa chọn quen thuộc của nhiều gia đình để cắm lên bàn thờ. Hoa có nhiều màu như trắng, vàng, đỏ, cam… nhưng bạn chỉ chọn bó một loại màu để tạo sự trang nghiêm. Nên chọn bó tươi, đều màu, nhánh thẳng tắp, vươn cao để thờ cúng.
Hoa hồng đỏ
Khi chọn hoa hồng đỏ để thờ cúng chỉ nên chọn loại hoa có màu đỏ tươi (tránh hoa màu nhạt, hồng phớt, trắng…) để thể hiện sự tôn nghiêm.
Hoa đào, hoa mai
Vào dịp Tết có thể sử dụng hoa đào, hoa mai để bày lên bàn thờ. Đào được xem là tinh hoa của ngũ hành, không chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma mà còn mang đến nguồn sinh khí đem lại yên bình trong năm mới. Còn hoa mai lại tượng trưng có sự giàu sang và phú quý.
Một số loại hoa tươi không nên dâng lên bàn thờ gia tiên
Hoa ly: Hoa ly rất đẹp nhưng tên gọi lại mang ý nghĩa “ly tán”, “chia ly” nên tốt nhất cũng không nên đặt trên bàn thờ để tránh ảnh hưởng tới quan hệ gia đình, dòng họ.
Hoa phù dung: Loại hoa này thường lụi tàn rất nhanh, lại thay đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày nên được xếp vào những loại hoa kiêng kị cho việc thờ cúng.
Cúc vạn thọ: Loại hoa này có mùi hương nồng và hôi vì thế không nên cắm lên bàn thờ. Bởi hoa bày bàn thờ nên là loại có hương dịu nhẹ để thể hiện sự thanh khiết.
Hoa sứ, hoa nhài: Dù đều là các loài hoa đẹp và thơm, nhưng chúng đều gắn liền với những câu chuyện dân gian gắn với điều không đứng đắn. Vì thế cũng không nên cắm loại hoa này lên bàn thờ.
Loại rau rẻ bèo, giàu axit folic gấp 38 lần táo, là thần dược ngừa K, tăng trí nhớ, mua 5000 làm đủ món
Cải bắp là loại rau cải phổ biến ở Việt Nam đặc biệt mùa đông xuân.