Hoàn toàn có khả năng: Cụ ông mắc bệnh K giai đoạn cuối không ngờ vẫn sống tới 102 tuổi, bí quyết hóa ra rất dễ
Hôm nay em có đọc được một bài chia sẻ về cụ ông bị chẩn đoán mắc K phổi giai đoạn cuối và được tiên lượng chỉ sống vài tháng.
00:03 16/12/2023
Tuy nhiên, cụ đã tiếp tục sống thêm 37 năm và qua đời ở tuổi 102 khiến em rất khâm phục và muốn kể cho chị em cùng nghe. Đúng là bệnh tật không đáng sợ, chỉ sợ không có sức mạnh để chiến đấu lại nó thôi.
Dù ngày nay, y học đã tiến triển đến mức đáng kinh ngạc nhưng bệnh K vẫn là căn bệnh nan y khó chữa khỏi, chị em ha? Nên hầu như cứ nhắc đến các bệnh K là ai cũng sợ. Tuy nhiên cần phải nắm rõ rằng, bệnh K thực sự có thể phòng ngừa được nếu không phải bị gây ra bởi các yếu tố không thể kiếm soát như miễn dịch và di truyền. Bên cạnh đó, không phải cứ ai được chuẩn đoán mắc K, dù là giai đoạn cuối thì cũng sẽ sớm "ra đi". Bởi thực tế, em vẫn đọc được nhiều trường hợp tuy mắc bệnh nan y nhưng có thể kéo dài được tuổi thọ nhờ vào những thói quen đơn giản.
Như cụ ông em có đề cập ở đầu bài, ông tên là Stamatis Moraitis (sống tại New York, Mỹ). Vào thời điểm 65 tuổi, ông cụ này bỗng dưng cảm thấy khó thở khi đi cầu thang cũng như làm những việc lặt vặt. Kết quả chẩn đoán của bác sĩ khẳng định cụ đã mắc K phổi. Sau đấy cụ ông này đã đến khám ở 9 bác sĩ khác nhau và tất cả đều có chung một chẩn đoán. Các bác sĩ còn tiên lượng cụ chỉ sống được từ 6 đến 9 tháng mà thôi.
Được biết thêm là thay vì ở lại thành phố lớn như NY cùng con cái và điều trị căn bệnh quái ác với những máy móc, thiết bị y tế hiện đại, ông đã quyết định trở về quê hương Ikaria (Hy Lạp). Mà theo như em có tìm hiểu thì vùng này có bầu không khí trong lành, nguồn nước sạch và lối sống chậm. Có thể sẽ không hiện đại, nhộn nhịp như ở thành phố lớn nhưng lại rất phù hợp cho người lớn tuổi lại con mang bệnh nặng như cụ ông Moraitis.
Sau khi trở về quê hương, cụ ông được sống gần gũi với thiên nhiên, ăn rau củ, trái cây mình tự trồng và hòa nhập với người dân nơi đấy. Và điều kì diệu là 6 tháng trôi qua, cụ Moraitis vẫn không sống khỏe. Cuối cùng, cụ đã sống đến 37 năm sau, tức là đến 102 tuổi khi bị chẩn đoán K phổi giai đoạn cuối và qua đời vì tuổi già chứ không phải vì bệnh K.
Thông điệp sống của cụ Moraitis đến nay vẫn rất ý nghĩa, đó là lối sống gần gũi với thiên nhiên và ăn uống lành mạnh, mọi người ha? Nghe tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Ngoài ra, cũng khuyên mọi người rằng để phòng ngừa bệnh K hiệu quả thì hãy chịu khó đi khám sức khỏe định kỳ. Khi bạn khám bệnh đều đặn thì khả năng tìm thấy những tổn thương của tế bào hay dấu hiệu bất thường của cơ thể càng cao, dễ phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Với lại, bệnh K là "bậc thầy giấu mặt". Giai đoạn đầu thường không đau, không ngứa, không gây khó chịu. Nhiều bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh K khi có các triệu chứng rõ ràng nhưng lúc này thường đã chuyển sang giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Muốn phát hiện K kịp thời, cách tốt nhất là tầm soát bệnh K, chẳng hạn như đi siêu âm tuyến giáp, nội soi tiêu hoá, chụp CT phổi... định kỳ, mọi người nhé!
3 thứ sau nhất định cần vứt bỏ định kỳ, bằng không bạn sẽ rước họa vào thân
Đến một độ tuổi nào đó con người sẽ bắt buộc phải vứt bỏ đi bốn thứ: Những cuộc nhậu vô nghĩa, người không yêu mình, người thân thích nhưng coi thường mình và những người bạn giả dối.