Hậu quả đáng sợ với người có thói quen đeo tai nghe khi ngủ: Nhiễm khuẩn, dễ bị điếc sớm
Từ thời còn là sinh viên, tức là cách đây khoảng hơn chục năm, mình đã có thói quen đeo tai nghe đi ngủ.
02:58 28/11/2023
Lúc thì nghe nhạc, lúc thì nghe thời sự, lúc thì nghe đọc truyện ngôn tình giải trí, tóm lại việc đeo tai nghe đi ngủ đã trở thành một thói quen kéo dài mà nếu thiếu là mình không ngủ được.
Cho đến thời gian gần đây, mình cảm thấy khả năng nghe rất kém, ở nhà với chồng con nói gì cũng phải hỏi lại nhiều lần vì không nghe rõ. Chồng mình còn bảo mình ngày càng nói to hơn, có lẽ do mình nghe không rõ nên kéo theo việc nói to hơn nhưng thật ra mình không hề có ý nói to gì cả.
Hôm qua mình đi khám thì bác sĩ nói tai bị viêm. Sau đó, bác sĩ có dặn mình là hạn chế đeo tai nghe, lúc này mình mới vỡ lẽ ra là do mình đeo tai nghe lâu năm như vậy nên giờ tai mới kém. Mới 30 mà như bà lão ngoài 60 rồi.
Mình lên mạng thì tìm hiểu thì thấy đúng là việc đeo tai nghe khi ngủ vô cùng độc hại đấy mọi người ạ. Mình chia sẻ lại thông tin ở đây để ai đang có thói quen này giống mình thì cũng bỏ luôn và ngay đi nhé!
Theo thông tin báo chí đăng tải, người thường xuyên đeo tai nghe khi ngủ có thể hỏng thính giác theo thời gian, nguy cơ tích tụ vi khuẩn, ráy tai vón cục.
Đeo tai nghe liên tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ như nút tai, ráy tai dễ vón cục. Tai nghe cứng, bằng nhựa, loại nhét tai có thể gây khó chịu, nhiễm khuẩn. Với người có ráy tai ướt, nếu không vệ sinh tai nghe thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Theo Tổ chức Sức khỏe Thính lực (HHF) Mỹ, âm thanh 70 decibel (dB) hoặc thấp hơn an toàn với tai. Người nghe vượt quá mức này có thể hại thính giác, triệu chứng biểu hiện trong hai giờ gồm ù tai, tắc nghẽn tai, tiếng ồn trong tai. Người đeo tai nghe khi ngủ với âm lượng trên 70 db thường xuyên dễ mất thính lực tạm thời, điếc.
Người có thói quen đeo tai nghe khi ngủ nên điều chỉnh âm lượng ở mức an toàn, dưới 70 dB. Cài đặt trên điện thoại để hẹn giờ tắt nhạc, thời gian tối đa khoảng 10-20 phút. Dùng máy nghe nhạc, thiết bị nghe âm thanh chuyên dụng thay vì tai nghe khi ngủ có lợi hơn.
Nếu dùng thiết bị này cả ngày và buổi tối, tai không được nghỉ ngơi, dễ ù hơn.
Ảnh: DSD
Nếu sử dụng thiết bị này quá nhiều, khu vực phía ngoài màng nhĩ bị bịt kín, giữ hơi ẩm trong tai. Khi nước bị mắc kẹt trong ống tai, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, viêm tai.
Tai nghe cũng có thể làm xước da, gây đau, nhiễm trùng cho vùng tai ngoài. Nên chọn loại tai nghe bao trọn tai, hạn chế dùng loại nhét vào tai để tránh tổn thương.
Đáng nói hơn, nhiều người đeo tai nghe khi ngủ vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ ngủ ngon hơn. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Người có thói quen này dễ gián đoạn giấc ngủ, hình thành thói quen ngủ không tốt.Nghe nhạc xuyên đêm có thể làm bạn thức dậy giữa chừng, mức độ tiếng ồn dao động khiến khó ngủ lại.
Các ứng dụng thiền tốt cho cơ thể và tâm trí thư giãn. Một bài nhạc nhẹ 5-10 phút giúp bạn ngủ nhanh hơn, nhưng não hình thành thói quen làm việc, tiếp nhận và xử lý thông tin, làm đảo lộn đồng hồ sinh học. Loại tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến tâm trí.
Để tốt cho giấc ngủ, nên giảm căng thẳng, nghe tiếng ồn trắng bằng máy nghe nhạc. Bài tập thư giãn, hít thở sâu trước khi ngủ cũng xoa dịu tâm trí.
Nhiều người sử dụng tai nghe để thư giãn, ngăn cản tiếng ồn xung quanh, giúp dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, thói quen này hại nhiều hơn lợi. Cách đeo và loại tai nghe, điều chỉnh âm lượng, vệ sinh tai... quyết định mức ảnh hưởng đến cơ quan này.
Làm nhân nem nhớ kỹ 1 bước để nem không chảy nước, rách lá, để nguội vẫn giòn tan
Nem rán là món ăn truyền thống của người Việt, nhất là dịp lễ tết.