Gói nem nên dùng loại vỏ nào để nem rán giòn lâu? Mẹo cấp đông nem ngày Tết, rán lên giòn ngon như mới
Các loại vỏ bánh đa nem truyền thống như vỏ ở làng Chều, vỏ ở làng Thổ Hà thường là loại vỏ bánh mềm, mỏng, đôi khi sẽ phải dùng nước để làm ẩm cho dễ gói.
23:46 31/01/2024
Các loại vỏ nem khác nhau
- Vỏ bánh đa nem truyền thống
Để nem gói bằng loại vỏ này lên màu đẹp, giòn ngon hơn, bạn có thể thoa thêm nước đường, nước giấm hoặc bia lên vỏ rồi mưới đem đi rán.
- Vỏ bò bía
Vỏ bò bía mềm dẻo, không cần làm ẩm trước khi gói. Vỏ này rán lên sẽ vàng giòn, đẹp mắt. Lưu ý, vỏ bò bía thường có chút ngọt và dễ bị ngấm dầu hơn so với các loại vỏ khác.
- Vỏ nem rế
Vỏ nem rế cũng giống vỏ bò bía, rán lên khá giòn và có màu đẹp. Tuy nhiên, vỏ rế có rất nhiều lỗ nên dầu ngấm vào phần nhân bên trong sẽ nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng vỏ rế để lót ở trong vỏ nem truyền thông giúp tạo độ giòn cho nem sẽ phù hợp hơn.
- Vỏ ram
Vỏ ram là loại vỏ gói nem được rất nhiều chị em ưa chuộng. Đặc điểm của loại vỏ này là dai, nhạt, không dễ bị bục rách. Nem gói bằng vỏ ram khi rán sẽ có màu vàng đẹp và có thể đem cấp đông dùng dần mà không sợ vỏ nem bị bục.
- Vỏ nem Cầu Bố
Vỏ nem cầu bố thường có kích thước lớn, giòn và dễ vỡ. Loại này hay phải làm ướt bằng nước trước khi gói. Vỏ nem rán lên có màu sắc đẹp, nên ăn ngay sau khi chiên vì vỏ dễ bị ỉu.
Một số lưu ý khác khi gói nem
- Nhân nem
Nhân nem có thể thay đổi linh hoạt theo sở thích của từng gia đình. Nhân nem truyền thống thường có thịt nạc xay, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, su hào bào sợi, hành tây, giá độ, miến... Nếu thích ăn hải sản, bạn có thể thêm tôm, cua, ghẹ...
Phần thịt nên ướp với chút hạt nêm, mắm, tiêu và dầu ăn.
Phần rau củ rửa sạch, thái nhỏ, ướp với một chút muối cho ra bớt nước. Rau củ quá ướt sẽ làm nhân nem bị ướt, dễ bục, nhanh ỉu.
Miến ngâm nước ấm 40-50 độ cho mềm rồi cắt nhỏ. Không nên ngâm miến với nước nóng già vì miến dễ bị nhụn cũng không nên ngâm bằng nước lạnh vì miến sẽ bị cứng.
Đập trứng vào bát nhân nem và trộn đều, không cho quá nhiều trứng làm nhân nem bị chảy nước.
- Gói nem
Gói nem vừa tay, không nên chặt tay quá vì khi rán, phần nhân bên trong cần có không gian để nở ra. Nếu gói quá chặt, nem sẽ dễ bị bục.
Khi gói xong, bạn có thể cho nem vào tủ lạnh để một lúc cho nem cứng lại, nhân nem chắc hơn. Như vậy, khi rán nem sẽ giữ được hình dáng đẹp mắt.
- Rán 2 lần
Lần một, rán nem ở lửa vừa cho các mặt của cuốn nem se lại. Khi nem chín khoảng 70% thì vớt ra để ráo dầu. Chờ khi nem nguội thì đem rán lại. Ở lần rán thứ 2, ban đầu để lửa vừa, rán cho vỏ nem chuyển màu vàng sau đó tăng lửa lớn để nem thoát dầu, giúp vỏ nem giòn mà nem không bị ngấy.
Cách cấp đông nem rán
Bạn có thể gói sẵn một số lượng nem nhất định rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Khi ăn thì lấy nem ra rán là được.
Bạn có thể cấp đông nem sống hoặc cấp đông nem đã rán sơ đều được.
- Cấp đông nem sống
Sau khi gói nem, bạn hãy xếp nem lên khay rộng. Mỗi chiếc nem sẽ cách nhau một khoảng để tránh nem bị dính vào nhau. Cho nem vào ngăn đá tủ lạnh 40 phút. Khi nem đã cứng lại hoàn toàn thì bỏ ra, xếp nem vào hộp và đậy nắp kín. Khi ăn thì bỏ nem ra, không cần rã đông mà có thể cho vào chảo dầu nóng rán luôn.
- Cấp đông nem chín
Sau khi chiên sơ nem, phần vỏ se lại thì bỏ nem ra để ráo dầu. Chờ nem nguội hẳn thì xếp vào hộp, đậy nắp kín và bỏ vào tủ lạnh để cấp đông. Nên chia nem vào nhiều hộp khác nhau với lượng vừa đủ cho một bữa ăn. Khi ăn chỉ lấy một hộp ra rán là được.
Để nem không dính lại với nhau, ở cả hai cách bạn có thể sử dụng giấy nến gói từng chiếc nem lại rồi mới xếp vào hộp.
Người khiến bạn tổn thương kỳ thực họ đang mang may mắn đến cho bạn. Nếu thấy bất bình, hãy đọc 9 điều sau
Nếu người khác làm bạn tổn thương thì hãy coi như họ tới để thành tựu bạn.