Giống mặt, khác số phận: Cặp song sinh VN bị chia cắt vì mẹ thiếu ăn đoàn tụ 13 năm sau, một được đưa cho dì, một được gia đình ở Chicago nhận nuôi
Sau sinh, một bé gái được gửi cho người dì nuôi dưỡng, bé còn lại đến trại trẻ mồ côi và được một cặp vợ chồng người Mỹ nhận nuôi. Sau 13 năm xa cách, nhờ mẹ nuôi người Mỹ, cô gái đã được gặp lại người chị em song sinh của mình.
07:24 06/11/2022
Sau khi Isabella Solimene và Hà Nguyễn được sinh ra vào năm 1998, mẹ của hai em nhận thấy rằng cả hai bị suy dinh dưỡng và vì không có khả năng nuôi con nên bà đã quyết định gửi Hà cho vợ chồng cô em gái nuôi dưỡng và gửi Isabella đến một trại trẻ mồ côi. Isabella ở trại mồ côi 4 năm cho đến khi được một cặp vợ chồng đến từ Chicago (Mỹ) nhận nuôi.
Khi đọc được một số nghiên cứu chuyên môn về tâm lý của các cặp song sinh, là có một sự kết nối vô hình, mẹ nuôi của Isabella đã tìm mọi cách để con gái được đoàn tụ với người chị em song sinh.
Bà lên đường đến Việt Nam, đi tìm và dò hỏi các trại trẻ mồ côi để tìm kiếm người chị em song sinh của Isabella. Bà cố gắng giữ hồ sơ nhận nuôi Isabella và hình ảnh của em khi còn nhỏ, cuối cùng bà đã có thể lần ra Hà.
Trong khi Isabella sống ở Mỹ cùng với 5 anh chị em ở ngoại ô Chicago thì Hà lớn lên trong một ngôi làng ở miền duyên hải Việt Nam. Mặc dù sống xa nhau nhưng cả hai đều được nghe kể rằng họ vẫn còn một người chị em song sinh giống hệt mình. Sau này, cả hai cô gái đều thừa nhận rằng họ rất muốn biết về nhau nhưng đều không nghĩ sẽ có cơ hội gặp mặt trực tiếp.
Thế nhưng, nhờ mẹ nuôi của Isabella, cặp song sinh gặp nhau lần đầu tiên năm 13 tuổi. Ban đầu cả hai hơi ngập ngừng và khó xử nhưng cuối cùng họ đã trở nên thân thiết không thể tách rời. Giờ đây, câu chuyện đáng yêu của họ đang được kể trong cuốn Somewhere Sisters: A Story of Adoption, Identity, and the Meaning of Family Hardcover của tác giả Erika Hayasaki, ra mắt ngày 11/10.
Isabella nói với tác giả của cuốn sách: “Tôi lớn lên trong sự tò mò về người chị em còn lại của mình, rằng có một người khác ngoài kia giống như tôi". Hà nói thêm: "Tôi cũng rất tò mò về chị em song sinh của mình. Tôi biết cô ấy sống ở Mỹ. Nhưng tôi tự nhủ sẽ không bao giờ đến Mỹ và nghĩ sẽ không bao giờ gặp cô ấy".
Mẹ nuôi của Isabella đã quyết tâm tìm ra Hà. Với sự giúp đỡ của nhiều người, năm 2008, bà đến thăm Hà mà không có Isabella đi cùng. Sau khi được xem những bức ảnh và video về Isabella, Hà cho biết em cảm thấy choáng ngợp và nói với mẹ của Isabella rằng em muốn gặp trực tiếp người chị em của mình.
3 năm sau, vào năm 2011, Isabella và mẹ nuôi lên máy bay về Việt Nam. Isabella đã gặp người chị song sinh của mình ở sân bay. Lần đầu gặp nhau, cả hai thấy ngượng ngùng và khó xử, đặc biệt là vì họ không thể giao tiếp do rào cản ngôn ngữ. Isabella nhớ lại, cơ thể của cô mềm nhũn khi Hà ôm cô, và lúc đó cô có cảm giác không thích vì không muốn có thêm anh chị em.
Nhưng cả hai dần gắn bó khi cùng nói về thời thơ ấu của mình, với sự giúp đỡ của một phiên dịch viên. Họ nhận ra dù sống ở 2 nơi rất khác nhau nhưng lại có nhiều điểm tương đồng. Isabella giải thích: "Chúng tôi có những nét giống nhau và có những đặc điểm nhận diện giống nhau. Cả những nốt ruồi nhỏ khác nhau trên cơ thể chúng tôi".
Sau khi chuyến đi kết thúc, mẹ của Isabella đã giúp cho Hà đi học tại một trường tư thục, đồng thời cung cấp cho cô những thiết bị điện tử mới nhất - bao gồm iPhone và máy tính xách tay - để hai cô gái có thể nói chuyện với nhau. Năm 2016, Hà quyết định chuyển đến Mỹ để dành nhiều thời gian hơn cho Isabella. Cô đến sống cùng gia đình mẹ nuôi của Isabella để cùng kết thúc 2 năm cuối trung học với người em song sinh của mình ở Chicago. Sau đó, 2 cô gái cùng vào học tại một trường cao đẳng trong 4 năm. Bây giờ, họ thân thiết hết mức có thể. Cả hai cô gái cho biết họ rất biết ơn mẹ nuôi của Isabella vì bà đã tìm kiếm Hà và đưa hai chị em đến gần nhau.
Bây giờ mỗi lần về phép, khi nghe mọi người nói sống ở nước ngoài sướng, tôi chỉ cười buồn, câu chuyện chân thật chỉ có người xa xứ mới hiểu
Bây giờ mỗi lần về phép, khi nghe mọi người nói sống ở nước ngoài sướng, tôi chỉ cười buồn. Cái giá phải trả đối với nhiều người ở đây là má u, nước mắt và những cay đắng mà chỉ có người xa xứ mới hiểu.